Đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

8. Cấu trúc đề tài

2.3. Lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng NHTM

2.3.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Ngân hàng sử dụng các mơ hình để đo lường RRTD đến từ khách hàng, trên thực tế có thể sử dụng nhiều mơ hình khác nhau. Chủ yếu các mơ hình này vẫn thuộc trong hai loại cơ bản sau đây: Mơ hình định tính và mơ hình định lượng

Sơ đồ 2.4: Một số mơ hình đo lường phân tích RRTD

(Nguồn: Tự tổng hợp)

 Mơ hình định tính RRTD:

Mơ hình 6C: Đây là mơ hình đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng khi đến

hạn, dựa trên 6 tiêu chí:

Character (tư cách người vay): Khách hàng phải có mục đích vay vốn rõ ràng và có

thiện chí trả nợ khi đến hạn

Capacity (năng lực người vay): Khách hàng phải có năng lực pháp luật và năng lực

hành vi dân sự, là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp

Cash (Thu nhập của người vay): Là cơ sở để ngân hàng xác định nguồn trả nợ.

Người đi vay có khả năng tạo ra tiền thông qua:

①. Luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập;

Đo lường RRTD Mơ hình định tính Mơ hình 6C Mơ hình định lượng Mơ hình điểm số Z Mơ hình xếp hạng của Moody's hình điểm số TDTD

③. Tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vợ.

Bất cứ nguồn thu nào từ khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ ngân hàng.

Collateral (bảo đảm khoản vay): Là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng khơng cịn

khả năng trả nợ

Conditions (điều kiện): Ngân hàng sẽ có các chính sách tín dụng tùy theo xu hướng

phát triển nền kinh tế, đây là những điều kiện quy định cho khách hàng trong từng thời kỳ

Control (kiểm soát): Những vấn đề sau cần được làm rõ: Các thay đổi trong luật

pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu TD của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý chất lương tín dụng?

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến(2010))

 Mơ hình định lượng RRTD:

Mơ hình điểm số Z (Z-Credit scoring model): Mơ hình điểm số “Z” do E.I. Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các cơng ty sản xuất tại Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:

1. Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj)

2. Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

Từ đó Altman đi đến mơ hình cho điểm như sau: Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5

Trong đó:

X1 = Tỷ số “Vốn lưu động ròng/ Tổng tài sản” X2 = Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản”

X3 = Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản” X4 = Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/ Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

Sau khi thay lần lượt các giá trị X vào mơ hình, ta tính được nếu: - Z < 1.81: Doanh nghiệp được xếp vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao - 1.81 < Z < 2.99: Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ ở mức trung bình - Z > 2.99: Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ thấp

Trị số giá trị Z càng cao. Thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mơ hình cho điểm “Z” của Altman, bất cứ cơng ty nào có điểm số Z thấp hơn 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ khơng cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1.81

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến(2010))

Mơ hình xếp hạng của Moody’s: Đây là mơ hình xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này có thể thay đổi qua từng năm. Các doanh nghiệp đầu tư tỷ lệ rủi ro dưới 0.1%, còn các doanh nghiệp đầu cơ thì tỷ lệ thường dao động từ 0.2% đến 0.8%

Bảng 2.5 : Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s

STT Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm

1 Aaa Chất lượng cao nhất 0.02%

2 Aa Chất lượng cao 0.04%

3 A Chất lượng khá 0.08%

4 Baa Chất lượng vừa 0.2%

5 Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1.8%

6 B Đầu cơ 8.3%

(Nguồn: Theo báo cáo của Moody’s)

Mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng: Nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp cho điểm để

xử lý các đơn xin vay của người tiêu dùng. Mơ hình được các ngân hàng chủ yếu sử dụng để đánh giá những khoản tín dụng mua sắm xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản và kinh doanh nhỏ. Điểm mạnh về sự thuận tiện và nhanh chóng khi các yêu cầu tín dụng mau chóng được xử lý theo hệ thống tự động cũng tạo sự thu hút đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn nhanh.

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mơ hình điểm số tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác.

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến(2010))

2.3.3.3 Kiểm sốt rủi ro tín dụng:

Sau khi nhận diện và tiến hành đo lường rủi ro, thì bước tiếp theo trong hoạt động quản trị rủi ro cần được đề cập tới đó chính là kiểm sốt rủi ro. Kiểm soát rủi ro được hiểu là việc dùng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến thuật để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất do rủi ro mang đến cho ngân hàng.

- Né tránh rủi ro: Bằng các chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ

nguyên nhân gây ra rủi ro. Tuy nhiên, lợi nhuận đi liền rủi ro, ngân hàng cũng có thể mất những lợi ích có thể có từ những rủi ro gây ra, và trong nhiều trường hợp việc né tránh tuyệt đối không thể thực hiện được, đặc biệt là RRTD trong ngân hàng.

- Ngăn ngừa tổn thất: Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro bằng cách giảm bớt số lượng rủi

ro xảy ra (tức là giảm tần suất tổn thất) hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.

- Giảm thiểu rủi ro: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào rủi ro bằng cách

làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất đã xảy ra (tức là giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất, giảm mức độ thiệt hại).

- Quản trị thông tin: Thông tin bắt nguồn từ phòng QTRR của ngân hàng có ảnh

hưởng quan trọng trong việc giảm thiểu những bất định của những người có quyền lợi gắn liền liên quan, ở đây có thể hình dung là các đơn vị kinh doanh, các phòng, ban… trong hệ thống ngân hàng. Phịng QTRR của ngân hàng phải cung cấp thơng tin để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu trong tương lai cần đạt được. Những thông tin đáng tin cậy từ phịng này có thể cung cấp cho những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức sự đảm bảo rằng tổ chức không và sẽ không hành động có hại đến lợi ích của họ. Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng hiểu biết về tiến trình những mối hiểm họa xảy ra gây ra tổn thất, ngân hàng sử dụng phương pháp báo cáo và hệ thống tưởng thưởng cho những nhân viên có đề nghị

- Chuyển giao rủi ro: Luân phiên hậu quả rủi ro và giao trách nhiệm quản lý cho bên

thứ ba. Ở đây, chuyển giao rủi ro khơng có nghĩa là đã loại bỏ được rủi ro.

- Đa dạng hoá rủi ro: Thực hiện phân chia tổng rủi ro của ngân hàng thành nhiều dạng

khác nhau, thực hiện đa dạng thị trường, khách hàng,… để phòng chống rủi ro và tận dụng sự khác biệt để dùng may mắn của rủi ro này bù đắp tổn thất cho rủi ro khác. Đây là một nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của rủi ro lên toàn bộ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 34 - 38)