CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
8. Cấu trúc đề tài
3.3.2 Đánh giá chung về thực trạng QTRRTD tại NCB
3.3.2.2 Điểm yếu trong hoạt động QTRRTD của NCB
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động cho vay đối tại NCB vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như sau:
Hạn chế trong cơng tác nhận diện RRTD
Chưa có bộ phận chuyên trách hay hệ thống dự báo RRTD, cơng tác nhận diện các dấu hiệu ban đầu có khả năng gây ra RRTD chưa được quan tâm, chưa được phân tích dẫn đến biện pháp ngăn chặn còn chưa kịp thời, thực tế cho thấy các rủi ro chỉ được phòng ngừa khi đã xảy ra và gây tổn thất cho ngân hàng. Vì thế cơng tác nhận diện RRTD tại NCB cịn mang tính bị động, chỉ được thực hiện khi có chính sách ban hành do khối QTRR yêu cầu.
Về chính sách tín dụng của NCB chưa thực sự hiệu quả khi xuất hiện tình trạng cho vay tập trung ở một số ngành nghề kinh doanh, cho thấy sự thiếu đa dạng trong danh mục cho vay. Việc tập trung cho vay ngắn hạn cũng cho thấy ngân hàng chưa có chiến lược toàn diện về việc thiết lập các mục tiêu cho vay trung và dài hạn. Các chiến lược cho vay trung, dài hạn tại NCB chỉ mang tính nguyên tắc và định hướng, chưa phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng khi chấp nhận các rủi ro, chưa đáp ứng được các mục tiêu đề ra.
Việc thực hiện quy trình cấp tín dụng cịn gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc vào từng đối tượng khách hàng và hồn cảnh cấp tín dụng khác nhau. Các chính sách về quy trình cấp tín dụng và lãi suất cần phải có sự linh hoạt hơn để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
Hạn chế về tính minh bạch của thông tin khách hàng và phụ thuộc vào năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng là cho quy trình cấp tín dụng trở nên cồng kềnh, quy trình cho vay doanh nghiệp hầu như giống hệt quy trình cho vay khách hàng cá nhân, đều đi qua
các bước đã được nêu trên, điều này làm giảm tính hiệu quả về nhân lực, tài lực của ngân hàng.
Hạn chế trong công tác đo lường RRTD
Các công cụ đo lường của NCB áp dụng hiện nay cịn chưa hồn thiện và còn khoảng cách rất xa so với chuẩn mực quốc tế. Cơng cụ xếp hạng tín dụng tại NCB hiện nay chỉ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa đánh giá chính xác được các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra việc khơng có nhiều sự khác biệt trong việc chấm điểm KHDN và KHCN tại ngân hàng. Hệ thống chưa giúp đánh những rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh trong tương lai của khách hàng. Công tác chấm điểm thực hiện nhập liệu bởi cán bộ tín dụng có thể xảy ra rủi ro về vi phạm đạo đức.
Hạn chế trong cơng tác kiểm sốt RRTD
Công tác kiểm tra đánh giá liên tục các khoản vay của khách hàng chưa thực sự hiệu quả, hiện nay một cán bộ tín dụng phải quản lý rất nhiều khoản vay của nhiều khách hàng khác nhau, trung bình một cán bộ tín dụng phải quản lý hơn 30 HĐTD, áp lực của quy trình kéo dài là nguyên nhân cán bộ bỏ qua và rút ngắn một số bước trong quy trình, việc thẩm định trước, trong và sau khi cho vay khó chặt chẽ và kỹ lưỡng.
Việc xử lý nợ tồn đọng cịn gặp nhiều khó khăn trong việc thanh lý TSBĐ, chủ yếu là thanh lý TSBĐ bất động sản do hồ sơ pháp lý còn phức tạp, đặc biệt tranh chấp về quyền sử dụng đất, thiếu tính pháp lý và hồ sơ kiện tụng thường kéo dài; thị trường bất động sản lên xuống thất thường ảnh hưởng đến tính an tồn của TSBĐ là bất động sản; cán bộ trong NCB còn trẻ, thiếu kinh nghiệm thực hiện công tác xử lý nợ bằng TSBĐ, thường phải nhận sự trợ giúp của cấp lãnh đạo trong cơng tác xử lý làm lãng phí về nhân lực và thời gian.
Hạn chế trong công tác tài trợ RRTD
Tỷ lệ trích lập dự phịng hằng năm tăng trưởng làm giảm lợi nhuận ròng của ngân hàng, là dấu hiệu cho thấy công tác QTRRTD chưa thực sự hiệu quả. Thực tế cho thấy trong năm 2016, sau khi đã trích lập dự phịng, nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trên mức cho phép (5.8%) cho thấy công tác tài trợ chưa thành cơng, hoạt động tín dụng của ngân hàng còn chịu tác động bởi nợ xấu
Việc bán nợ cho công ty VAMC hay DATC không phải là biện pháp tối ưu trong việc xử lý nợ, để duy trì hoạt động và hình ảnh của ngân hàng phải chấp nhận giảm thiểu lợi nhuận.