Tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

8. Cấu trúc đề tài

2.3. Lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng NHTM

2.3.3.4 Tài trợ rủi ro tín dụng

Như vậy, dựa trên cơ sở về tần suất xảy ra rủi ro và mức độ tổn thất từ công tác đo lường rủi ro đã trình bày ở trên đã cho phép nhà QTRR ra quyết định như sau: rủi ro nào được chấp nhận, rủi ro nào sẽ chuyển giao; phương pháp kiểm soát tổn thất như thế nào; loại tổn thất nào được tài trợ, hình thức tài trợ và mức tài trợ cụ thể.

Theo công bố của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel, ngân hàng cần phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, NH được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp.

+ Đối với các tổn thất đã lường trước được rủi ro, NH có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro nợ xấu đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp. Mặc dù nguồn vốn này được trích lập từ chi phí kinh doanh nhưng nếu tỷ lệ trích lập quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và quyền lợi các cổ đơng làm giảm uy tín của NH trên thị trường.

+ Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, NH phải dùng vốn tự có làm nguồn dự phịng để bù đắp. Nếu khả năng QTRR yếu kém gây ra mức tổn thất cao, vốn tự có của NH bị hao mịn, quy mơ tài chính và khả năng cạnh tranh của NH sẽ ảnh hưởng.

+ Ngoài ra ngân hàng cần áp dụng biện pháp khác để tài trợ rủi ro như: tham gia bảo hiểm trong suốt q trình cấp tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

Nguyễn Văn Tiến (2010) cho rằng khi khoản tín dụng có vấn đề, theo các chuyên gia ngân hàng, các giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề thực hiện theo một số bước như sau:

②. Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở lên xấu hơn;

③. Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn đề phải được độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra với quan điểm cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay;

④. Chuyên gia xử lý tín dụng cần hội chuẩn ý khẩn với khách hàng về các giải pháp có thể, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu và tăng cường công tác quản lý;

⑤. Dự tính những nguồn có thể dùng để thu nợ có vấn đề;

⑥. Chuyên gia cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp;

⑦. Đối với doanh nghiệp, chuyên gia cần đánh giá chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp;

Chuyên gia phải cân nhắc mọi phương án có thể để hồn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các khả năng khác có thể là bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng, u cầu có bảo lãnh của người thứ ba, cơ cấu lại doanh nghiệp, sát nhập, hay thanh lý công ty, nộp đơn xin phá sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày một cách khái quát các lý thuyết cần biết về RRTD và công tác QTRRTD tại ngân hàng. Chương này đã trình bày quan điểm xây dựng hệ thống QTRRTD tại NHTM là dựa trên nền tảng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu và đi sâu vào các nội dung cơ bản của công tác QTRRTD bao gồm nhận biết rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro từ đó giúp người đọc hình dung quy trình cơ bản của hoạt động quản lý RRTD của ngân hàng. Từ những khái quát về lý thuyết trên sẽ làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu thực trạng QTRRTD tại NCB trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)