Đo lường RRTD tại ngân hàng Quốc Dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

8. Cấu trúc đề tài

3.3.2 Công tác phòng tránh RRTD

3.3.2.2 Đo lường RRTD tại ngân hàng Quốc Dân

Đo lường rủi ro ở cấp độ giao dịch:

NCB sau khi tiếp nhận hồ sơ khách hàng tại phòng Quan hệ khách hàng sẽ tiến hành thẩm định và đánh giá liên tục thơng qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm nhằm xác định mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của khách hàng

Hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng Quốc Dân cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng khác, là đều hướng tới mục đích đánh giá về RRTD của ngân hàng, các rủi ro xuất phát từ việc khách hàng khơng có khả năng hồn trả vốn vay cũng như rủi ro do ngân hàng phải thực hiện cam kết bảo lãnh cho khách hàng với một bên thứ ba .Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NCB dựa trên hệ thống xếp hạng quốc tế như Moody’s hay Standard & Poor tuy nhiên vẫn có sự khác biệt tùy vào điều kiện khác nhau và do phương pháp luận.

Ngân hàng Quốc Dân xếp hạng tín nhiệm của khách hàng doanh nghiệp và cá nhân thành 5 hạng mức có độ rủi ro từ thấp lên cao

Bảng 3.13 : Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng tại NCB

STT Xếp hạng Diễn giải

Doanh nghiệp Cá nhân

1 AA aa Tốt, mức xếp hạng uy tín cao nhất, khả năng hoàn trả

rất tốt

2 A a Khá, khả năng hoàn trả tốt, tuy nhiên còn bị ảnh hưởng

bởi điều kiện kinh tế, tài chính

3 BB bb

Trung bình, khả năng trả nợ suy giảm nhưng vẫn còn khả năng chi trả, tuy nhiên dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện kinh doanh, tài chính

4 B b Trung bình yếu, khả năng trả nợ yếu và có nguy cơ phá

sản

5 C c Yếu kém, xếp hạng uy tín thấp nhất, mất khả năng trả

nợ và tổn thất đã xảy ra

(Nguồn: Quyết định số 49/ 2014/QĐ-TGĐ của HĐQT vào ngày 25/01/2014 về việc ban hành Quy chế cho vay của NCB)

Quy trình chấm điểm và xếp hàng khách hàng tại NCB được tiến hành như sau, bao gồm 6 bước

Chuyên viên QHKH tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn:

- Hồ sơ do khách hàng cung cấp: Giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, giấy ủy quyền, giấy tờ pháp lý (Chứng minh nhân dân, xác nhận của tổ chức quản lý lao động, của chính quyền đại phương, văn bằng, chứng chỉ,…)

- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng - Các nguồn khác

Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Ngân hàng áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau, gồm: Nông, lâm, ngư nghiệp; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng;Công nghiệp

Đối với cho vay tiêu dùng, chuyên viên QHKH tiến hành chấm điểm thông tin cá nhân (Tuổi; trình độ học vấn; tình trạng nhà ở; tình trạng gia đình; kinh nghiệm liên quan đến công việc hiện tại;…)

Bước 3: Xác định quy mô doanh nghiệp

Ngân hàng Quốc Dân xác định quy mô doanh nghiệp dựa trên 3 định mức sau - Doanh nghiệp có quy mơ lớn là doanh nghiệp có tổng tài sản ≥ 100 tỷ đồng - Doanh nghiệp có quy mơ lớn là doanh nghiệp có tổng tài sản ≥ 20 tỷ đồng - Doanh nghiệp có quy mơ lớn là doanh nghiệp có tổng tài sản ≤ 20 tỷ đồng

Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính

Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, chuyên viên QHKH chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, dựa trên phương pháp định lượng và phân tích số liệu BCTC những năm gần nhất, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh, nhóm chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu cơ cấu vốn và chỉ tiêu sinh lợi.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Chuyên viên QHKH chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp bằng phương pháp định tính hay định lượng:

a) Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với Ngân hàng (Thời gian QHTD; Nợ quá hạn, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Ý thức trả nợ trong QHTD; Số TCTD doanh nghiệp đang có QHTD; Tình hình QHTD với các TCTD khác) (tương tự tiêu chí này cịn được dùng để chấm điểm khách hàng cá nhân)

b) Năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp (Kinh nghiệm làm việc; Kinh nghiệm lãnh đạo; Sự ổn định của lãnh đạo điều hành; Trình độ lãnh đạo; Khả năng hoạch định chiến lược; Khả năng kiểm soát của lãnh đạo)

c) Kinh nghiệm hoạt động, vị thế và khả năng cạnh tranh (Số năm hoạt động của doanh nghiệp; Tiềm năng phát triển lâu dài của DN; Sự đa dạng hóa sản phẩm; Sự nổi tiếng của thương hiệu; Phụ thuộc và đối tác; Khả năng cạnh tranh)

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

Chuyên viên QHKH tiến hành chấm điểm, tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng cho khách hàng theo công thức sau:

Điểm của KH = Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính

+ Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính Sau khi xác dịnh được điểm tổng hợp, chuyên viên QHKH xếp hạng DN như sau:

Bảng 3.14 : Điểm xếp hạng tín nhiệm KHDN và KHCN tại NCB

STT Số điểm đạt được Hạng khách hàng

Doanh nghiệp Cá nhân

1 4.3 – 5 AA aa

2 3.5 – 4.2 A a

3 2.7 – 3.4 BB bb

4 1.9 – 2.6 B b

5 < 1.9 C c

(Nguồn: Quyết định số 49/ 2014/QĐ-TGĐ của HĐQT vào ngày 25/01/2014 về việc ban hành Quy chế cho vay của NCB)

Hệ thống xếp hạng cho vay doanh nghiệp hoặc cá nhân là nhằm hướng tới mục tiêu xác định RRTD từ phía khách hàng trong hoạt động cho vay, kết quả xếp hạng sẽ là cơ sở ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay khơng, thời gian xét duyệt nhanh chóng phụ thuộc vào mức độ thơng tin chính xác và đầy đủ mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng.

Đo lường rủi ro ở cấp độ danh mục:

Tại NCB chỉ thực hiện đo lường rủi ro danh mục thông qua chỉ số nợ quá hạn và nợ xấu, công tác đo lường sẽ được thực hiện tại Hội sở của ngân hàng Quốc Dân.

Bảng 3.15: Đo lường nợ quá hạn, nợ xấu của NCB từ 2015-2017

(Đơn vị: Tỷ đồng) STT

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Tỷ trọng

2016/2015

Năm 2017 Tỷ trọng

2017/2016

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

1 Nợ quá hạn 1,009 4.9% 1,859 7.3% 84% 1,670 5.2% -10%

2 Nợ xấu 439 2.1% 1,482 5.8% 238% 492 1.5% -67%

Tổng dư nợ 20,431 100% 25,352 100% 24% 32,111 100% 27%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên NCB từ 2015-2017)

Nợ quá hạn năm 2015 đạt 1,009 tỷ đồng tương ứng 4.9%/Tổng dư nợ. Đến năm 2016 đạt 1,859 tỷ đồng tương ứng 7.3%/Tổng dư nợ, tăng 84% so với năm 2015. Đến năm 2017, nợ quá hạn đạt 1,670 tỷ đồng, tương ứng 5.2%/Tổng dư nợ, giảm 10% so với năm 2016

Nợ xấu năm 2015 đạt 439 triệu đồng tương ứng 2.1%/Tổng dư nợ. Đến năm 2016 đạt 1,482 tỷ đồng tương ứng 5.8%. Tổng dư nợ, tăng 238% so với năm 2015. Đến năm 2017 Nợ xấu đạt 492 triệu đồng tương ứng 1.5%/Tồng dư nợ, giảm 67% so với năm 2016.

Biểu đồ 3.16: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại NCB giai đoạn 2015 - 2017

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên NCB từ 2015-2017)

Từ bảng và biểu đồ, ta có thể thấy nợ quá hạn và nợ xấu tại NCB trong năm 2015 và

0.0% 1.0% 2.0% 3.0% 4.0% 5.0% 6.0% 7.0% 8.0%

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

nợ xấu tăng mạnh, lần lượt ở mức 7% và 6%, vượt qua ngưỡng an tồn theo quy định. Nợ xấu có ảnh hưởng rất lớn trong hiệu quả TD của chi nhánh, điều này đặt ra thách thức cho NCB trong việc cần thiết phải áp dụng ngay các biện pháp kiểm soát xử lý nợ kịp thời, hiệu quả, triệt để và quyết liệt nhằm giảm thiểu tối đa tác động RRTD có thể mang. Và cụ thể ở đây là nợ quá hạn, nợ xấu của NCB trong năm 2017 đã có sự cải thiện, mặc dù tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với quy định làm giảm cơ hội kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)