Nhận diện RRTD tại NCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

8. Cấu trúc đề tài

3.3.2 Công tác phòng tránh RRTD

3.3.2.1 Nhận diện RRTD tại NCB

Hiện tại NCB chưa có bộ phận chuyên trách hay hệ thống dự báo RRTD hiệu quả mà chủ yếu phụ thuộc vào các cơng văn chỉ đạo, chính sách tín dụng từ khối Quản trị rủi ro của NCB và dựa vào kinh nghiệm của mỗi cán bộ tín dụng để nhận diện, phân loại rủi ro đến từ khách hàng.

Tại NCB chỉ thực hiện nhận biết RRTD thông qua đo lường, đánh giá cá dấu hiệu rủi ro đến tu khách hàng (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính và tốc độ tăng trưởng ngành) và ngân hàng(cơ cấu tín dụng, tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng trích lập phịng), theo đó NCB có thể ban hành các chính sách tín dụng, thiết lập một quy trình cấp tín dụng chung cho khách hàng. Các cán bộ tín dụng tại mỗi đơn vị sẽ tự cập nhật chỉ đạo liên quan việc phịng tránh rủi ro, thơng qua nghiệp vụ chuyên môn và công cụ hỗ trợ để nhận diện và phân loại rủi ro. Chính vì vậy cơng tác nhận diện rủi ro tại NCB chưa thể tổng hợp các loại rủi ro và thường đưa ra kết quả chậm, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.

Về chính sách tín dụng:

Để thực hiện bước đầu tiên trong quy trình quản lý RRTD, NCB phải hoạch định chiến lược quản trị và ban hành chính sách tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật và NHNN Việt Nam. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam cịn đang trong tình trạng khó khăn và để phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố, NCB ban hành chính sách tín dụng như sau

 Hạn chế cho vay các doanh nghiệp lớn nhằm tránh rủi ro tập trung ở các doanh nghiêp lớn; tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phù hợp với nguồn vốn huy động có hạn tại NCB, mang lại hiệu quả lợi nhuận cao.

 Tập trung cho vay các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất mũi nhọn ít nhạy cảm với thời tiết hoặc biến động kinh tế như ngành xây dựng, buôn bán sửa chữa ô tô, vận tải, công nghiệp chế biến. Ngoài ra hoạt động cho vay tại NCB không phân biệt thành phần kinh tế, lĩnh vực kinh doanh mà đánh giá dựa trên các, tiêu chí về năng lực tài chính, phi tài chính; hiệu quả hoạt động kinh doanh, phương án kinh doanh

 Tăng cường và mở rộng cho vay các sản phẩm tín dụng có kỳ hạn ngắn, vừa nhanh chóng gia tăng lợi nhuận vừa giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đồng thời, ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư mang lại hiêu quả.

 Xác định các mục tiêu tổng quát về dư nợ, cơ cấu tài chính của khách hàng, lĩnh vực hoạt động/ ngành nghề kinh doanh, quan hệ tín dụng giữa khách hàng với ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn trong khoảng thời gian gần nhất (từ 3 năm đến 10 năm).

 Ưu tiên những khoản vay có TSBĐ nhằm mục đích bảo đảm lợi ích của ngân hàng, vừa là cơ sở thu hồi vốn khi phát sinh tình hình nợ quá hạn và nợ xấu, vừa nâng cao thiện chí trả nợ của khách hàng vay vốn

 Thực hiện đinh kỳ công tác phân loại nợ để kiểm tra, giám sát thường xuyên các khoản nợ với mục đích phát hiện sớm các dấu hiệu của khoản vay có vấn đề, từ đó liên hệ với khách hàng để đưa ra phướng hướng giải quyết tình hình nợ xấu.

Về tuân thủ quy trình cho vay:

Căn cứ theo Quyết định số 49/ 2014/QĐ-TGĐ của HĐQT vào ngày 25/01/2014 về việc

ban hành Quy chế cho vay của cho vay của Ngân hàng TMCP Nam Việt, NCB áp dụng quy

trình có sự độc lập về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của 3 bộ phận: Bán hàng, tác nghiệp và quản lý tín dụng. Trong quy đinh áp dụng cho KH DN hay KHCN đến vay vốn tại NCB sẽ được xét duyệt hợp đồng theo cơ chế qua nhiều cấp, cụ thể quy trình cho vay tại NCB gồm 10 bước:

- Bước 2: Thẩm định hồ sơ và lập tờ trình thẩm định - Bước 3: Tái thẩm định tín dụng

- Bước 4: Thơng báo kết quả và bàn giao hồ sơ tín dụng - Bước 5: Thực hiên thủ tục bảo đảm tiền vay

- Bước 6: Thực hiện thủ tục tín dụng - Bước 7: Giải ngân

- Bước 8: Kiểm tra sau cho vay, thay đổi lãi suất va thu nợ - Bước 9: Tất toán và thanh lý hợp đồng tín dụng

- Bước 10: Xử lý nợ quá hạn

NCB thực hiện tốt việc tuân thủ quy trình cho vay để đem lại hiệu quả chất lượng tín dụng cho khách hàng và cho ngân hàng, từ khâu thẩm định đến khâu giải ngân đều được tăng cường quản lý. Một số điểm nổi bật trong quy trình cho vay tại NCB được cụ thể như sau:

 Luôn thực hiện tra cứu CIC cho khách hàng pháp nhân và khách hàng thể nhân trước khi thực hiện thẩm định cho vay; lịch sử quan hệ tín dụng, tình trạng nợ và tình trạng tài sản bảo đảm của khách hàng tại các TCTD khác luôn được cập nhật đầy đủ là cơ sở để đi đến quyết định cho vay

 Việc xác định thời hạn cho vay khá phù hợp với đặc điểm kinh doanh và chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng cho vay, vì NCB chủ yếu cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung ở một số lĩnh vực ngành nghề nhất định.  Quy trình cho vay tại NCB khá chi tiết và u cầu mức độ an tồn cao, có 10

bước cụ thể như sau:

 NCB được quyền từ chối cấp tín dụng nếu khách hàng có phát sinh nợ xấu (nhóm 3 – 5) tại NCB, hoặc phát sinh nợ nhóm 2 tại bất kỳ TCTD nào khác, khách hàng phải có phương án kinh doanh khả thi đủ khả năng trả nợ và thực hiện trả nợ trước khi xin được cấp thêm tín dụng.

Ngồi ra đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng, NCB chỉ thực hiện cơ chế phê duyệt tự động và áp dụng cho 3 sản phẩm: Cho vay tín chấp, cho vay tiêu dùng và thẻ Visa. Tuy nhiên cơ chế này chưa thực sự khởi sắc và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu tín dụng của NCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)