8. Cấu trúc đề tài
2.2 Lý luận chung về rủi ro tín dụng của NHTM
2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng như sau:
Theo Thomas P. Fitch: “Rủi ro tín dụng là lọai rủi ro xảy ra khi người vay không thanh tóan được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro
lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong họat động cho vay của ngân hàng’.
Theo Hennie van Greuning –Sonja B rajovic Bratanovic: “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hòan trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khỏan của ngân hàng”.
Theo khoản 1 điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN:” Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Vậy rủi ro tín dụng là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, do khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm gốc và lãi vay) hoặc không trả nợ đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng. Đây là rủi ro gắn với hoạt động tín dụng, dẫn đến tổn thất tài chính như giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Rủi ro hoạt động tín dụng là khách quan nên người ta không thể loại trừ hẳn chúng mà chỉ hạn chế mức độ rủi ro và giữ ở mức chấp nhận được.
2.2.2 Sự phát sinh và đặc điểm rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Quang Thu (1998), RRTD phát sinh khi khách hàng được cấp tín dụng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm gốc và lãi vay) hoặc không trả nợ đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng.
Đặc điểm của RRTD:
Tính chất đa dạng và phức tạp: Các nguyên nhân dẫn đến RRTD, cũng như hậu quả của nó gây ra phản ánh tính chất sự đa dạng và phức tạp. Bất kỳ ngân hàng nào muốn phòng ngừa và hạn chế RRTD, phòng tránh thất thoát cần làm rõ nhận thức này để không chủ quan với bất kỳ dấu hiêu rủi ro nào, kể cả trong quá trình xử lý vi phạm hợp đồng tín dụng tìm nguyên nhân xuất phát, bản chất và hậu quả rủi ro để có thể đưa ra biện pháp phù hợp trong tương lai
Tính tất yếu: Các chuyên gia kinh tế đều xem xét việc hoạt động kinh doanh ngân hàng thực chất là hoạt động quản lý rủi ro ở mức độ phù hợp để đạt được lợi nhuận
tương ứng, và hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất trong ngân hàng là hoạt động tín dụng. Nhiều nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan có thể xảy ra trong quy trình tín dụng và dẫn đến rủi ro, yếu tố thông tin bất cân xứng còn xảy ra và luôn phản ánh nguy cơ rủi ro đối với hoạt động tín dụng của các NHTM, do đó rủi ro tín dụng sẽ xảy ra là điều tất yếu. Chính vì thế quy trình cấp tín dụng của các NHTM luôn đòi hỏi sự chủ động các biện pháp xác định rủi ro, định lượng rủi ro, quản lý rủi ro và kiểm soát rủi ro.
Có thể hoặc không thể dự báo trước: Các rủi ro có thể dự báo trước: Các danh mục cho vay hay đầu tư tại một NHTM luôn có một khoản thất thoát có thể được xác định hoặc chưa chưa được xác định. Tuy nhiên, nếu giả định rằng các đặc điểm chung của danh much cho vay nhìn chung là giống nhau trong một giai đoạn xác định thì các NHTM có thể dự báo các khoản thất thoát này ở một mức tương đối chính xác qua việc nghiên cứu các đặc điểm diễn biến của danh mục cho vay theo thời gian.
Các rủi ro không thể dự báo trước là do nhiều sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của các NHTM, sự tác động của các cú sốc ngoại sinh và do các điều kiện phát sinh tại thời điểm ký kết một thỏa thuận kinh doanh,… Đây là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro mà các NHTM không thể dự báo trước được.
2.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Văn Tiến (2010), RRTD bao trùm được chia hai phần cơ bản như sau: Rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch
Sơ đồ: 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng Rủi ro danh mục Rủi ro Rủi ro tập Rủi ro giao dịch Rủi ro Rủi ro
Rủi ro danh mục: Là rủi ro xuất phát từ hạn chế trong việc quản lý nhiều khoản TD với nhau trong danh mục TD của NH. Nó bao gồm hai loại rủi ro là: Rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
①.Rủi ro thực chất: Là rủi ro liên quan đến những đặc điểm riêng có của từng loại TD như là: Cho vay tín chấp hay thế chấp, thời hạn vay dài hay ngắn, lĩnh vực hoạt động của khoản TD được cấp.
②.Rủi ro tập trung: Xuất hiện khi ngân hàng thiếu sự đa dạng trong hoạt động cấp TD như chỉ tập trung cấp TD có các khách hàng hoạt động trong cùng lĩnh vực, cấp TD với lãi suất cao,…Tất cả những điều này một khi có sự biến động không tốt xảy ra thì danh mục TD của NH sẽ bị tác động toàn bộ do mang tính tập trung nên hiệu ứng sẽ xảy ra cũng lúc.
Rủi ro giao dịch: Là rủi ro phát sinh trong quá trình ngân hàng cấp TD cho khách hàng. Nó bao gồm các rủi ro sau:
①.Rủi ro lựa chọn: Xuất phát từ những sai sót trong các khâu về thẩm định, xét duyệt hồ sơ cấp tín dụng cho khách hàng.
②.Rủi ro bảo lãnh phát hành: Là loại rủi ro liên quan đến những điều khoản đảm bảo và cam kết trong hợp đồng TD có chỗ chưa rõ ràng hoặc sơ hở làm cho NH không thu hồi được khoản TD đã cấp đúng như mong đợi
③.Rủi ro tác nghiệp: Phát sinh từ việc thiếu quản lý , giám sát khoản TD được cấp, để cho người đi vay sử dụng khoản TD đã cấp không đúng như cám kết dẫn đến làm ăn thua lỗ và mất khả năng hoàn trả.
2.2.4 Biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách kém hiệu quả:
Dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng, nhưng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng vẫn xảy ra vấn đề và được thể hiện trên sổ sách. Ngoài ra, một chính sách kém hiệu quả cũng là nguyên nhân gia tăng mức độ RRTD trong ngân hàng.
Bảng 2.2: Những biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách kém hiệu quả
Biểu hiện của tín dụng có vấn đề Biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả
Trả nợ vay không đúng kỳ hạn, hoặc thất thường
Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ
Thường xuyên sửa đổi thời hạn, xin gia hạn tín dụng
Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai (vd sự hợp nhất) Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì nợ
gốc giảm xuống một ít)
Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng dùy trì số dư tiền gửi lớn
Lãi suất tín dụng cao không bình thường (để bù đắp rủi ro tín dụng)
Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý các khoản tín dụng
Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bình thường.
Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng có trụ sở ngoài lãnh địa hoạt động của ngân hàng
Tỷ lệ “nợ/vốn chủ sở hữu” tăng (Hệ số đòn bẩy tăng)
Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếut só hoặc không đồng bộ
Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các báo cáo tài chính của khách hàng)
Tỷ lệ cho vay nội bộ cao (cán bộ công nhân viên, hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, các cổ đông,…)
Chất lượng bảo đảm tín dụng thấp. Có xu hướng quá thái trong cạnh tranh (cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng)
Dựa vào đánh giá lại tài sản để tăng vốn chủ sở hữu của khách hàng
Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ
Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng tiền hay dự báo luồng tiền.
Không nhạy cảm với sự thay đổi các điều kiện kinh tế.
Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ (vd: Nguồn từ thanh lí tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị, mua bán công cụ chứng khoán,…)
2.3. Lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng NHTM
2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro vẫn luôn là hoạt động trung tâm trong các tổ chức tài chính- ngân hàng. Việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro là biện pháp bảo đảm an toàn nguồn vốn hoạt động, nhưng ở mặt khác nền kinh tế thị trường sẽ không thể tạo ra cơ hội đầu tư và kinh doanh mới nếu không rủi ro không tồn tại. Điều này cho thấy hoạt động quản trị rủi ro là yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM. Mặc dù vậy, việc quản trị rủi ro ở các NHTM luôn là công việc phức tạp và khó khăn.
Như đã được đề cập, tín dụng là họat động sinh lời chủ yếu của NHTM, và cũng là nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng.
Theo Nguyễn Quang Thu (1998): “Quản trị rủi ro là một chức năng quản trị chung để nhận ra, đánh giá và đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của tính bất định và rủi ro của tổ chức. Mục đích của quản trị rủi ro là cho phép tổ chức tiến đến những mục đích của nó bằng con đường trực tiếp, có hiệu năng và hiệu quả nhất”
Theo Nguyễn Hùng Tiến (2016): “Quản lý RRTD là việc xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình tín dụng; tổ chức, điều hành, triển khai và thực hiện chiến lược, chính sách và các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất mà ngân hàng có thể chấp nhân được”
Theo BIS (1999) thì mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng là tối đa hóa tỉ lệ lợi nhuận đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng bằng cách duy trì mức rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được. Các ngân hàng cần phải quản trị rủi ro tín dụng đối với toàn bộ danh mục đầu tư cũng như từng khoản tín dụng được cấp. Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là vai trò nòng cốt cho sự thành công của ngân hàng trong dài hạn.
Như vậy, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua hệ thống và công cụ quản lý nhằm ngăn ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp an toàn tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Việc ngân hàng đối phó với RRTD là điều không thể tránh và còn đòi hỏi tồn tại mức độ RRTD trong kinh doanh là yêu cầu khách quan và hợp lý.
2.3.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel:
Theo nghiên cứu hội thảo khoa học của Lê nguyễn Minh Phương- Đánh giá công tác quản trị RRTD tại ngân NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam theo 17 nguyên tắc Basel; của đồng tác giả Đào Lê Kiều Oanh và Nguyễn Nhi Quang - Ứng dụng các nguyên tắc Basel trong quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam thì:
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) – BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng vào thập kỷ 80. Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ ấp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ.
Các nguyên tắc QTRRTD của Basel không mang tính bắt buộc nhưng từ lâu đã được các NHTM và cơ quan giám sát ngân hàng các nước áp dụng nhằm mục đích:
- Tăng cường năng lực QTRRTD nhằm giảm thiểu tổn thất trong HĐTD
- Tạo môi trường hội nhập và cạnh tranh công bằng, bình đẳng, đảm bảo cho các NHTM nội địa cạn tranh và hợp tác lâu dài với các TCTD bên ngoài.
Bộ nguyên tắc QTRRTD của Basel bao gồm 17 nguyên tắc chia làm 4 chủ đề lớn
2.3.3 Quy trình quản trị RRTD
Sơ đồ 2.3 : Quy trình quản trị RRTD
1.Nhận biết RRTD 2. Đo lường RRTD 3. Kiểm soát 4. Tài trợ RRTD
(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến(2010))
Sơ đồ cho thấy quy trình QTRRTD được phân định thành 4 giai đoạn, các khâu tuy tách biệt nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tạo nên chu kỳ quản trị rủi ro các danh mục cho vay tại ngân hàng. Cụ thể các giai đoạn như sau:
2.3.3.1 Nhận biết rủi ro tín dụng
Để nhận biết được các rủi ro tín dụng, ngân hàng không chỉ nhận biết và phân tích các nguy cơ rủi ro của từng khách hàng mà còn phải đánh giá được năng lực cho vay hiện tại của ngân hàng. Việc phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ cho biết được những rủi ro nội tại như quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng về ngành, về loại tiền, kỳ hạn tín dụng. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có hệ thống các chỉ tiêu và mô hình đánh giá về phía khách hàng và ngân hàng
Phân tích đánh giá RRTD ngân hàng:
Chỉ tiêu Nợ quá hạn và Nợ xấu:
Nợ quá hạn là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng không hoàn hảo khi khách hàng vay vốn chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Nợ xấu phát sinh từ nợ quá hạn đồng nghĩa với việc ngân hàng đang dối mặt với những rủi ro về mất khả năng thanh toán hoặc mất vốn do khách hàng không trả được nợ. Việc các khoản nợ nhảy nhóm nợ dẫn đến gia tăng nợ xấu là việc các ngân hàng không mong muốn vì nợ quá hạn phát sinh làm tăng chi phí của ngân hàng như chi phí đòi nợ và chi phí xử lý TSBĐ, chi phí trích lập dự phòng rủi ro,…
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN:”Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, nợ của các NHTM được chia thành 5 nhóm”
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Quyết định 493 cũng quy định nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ ở vào khoảng 2% đến 5% là một tỷ lệ chấp nhận được.
Tỷ lệ Nợ quá hạn:
Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh của tổ chức. Nó tác động với tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của các ngân hàng. Cách xác định chỉ tiêu này với kết quả thấp sẽ chứng tỏ các khoản TD của ngân hàng được đảm bảo chất lượng, mức rủi ro trong việc cấp TD ở mức chấp nhận được hay không. Ngược lại, nếu Tỷ lệ này cao thể hiện khả năng sử dụng Vốn của ngân hàng thấp.
Tỷ lệ Nợ quá hạn = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 *100%
Tỷ lệ nợ xấu: