Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP sài gòn công thương chi nhánh bà chiểu (Trang 37 - 39)

7. Kết cấu của đề tài

1.4.2. Nhân tố khách quan

1.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, đối thủ cạnh tranh luôn là yếu tố nhất định phải có để tạo động lực tốt cho ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển vượt trội hơn so với các đối thủ khác. Các đối thủ ngân hàng dùng nhiều biện pháp để tăng lợi thế cạnh tranh, xâm chiếm thị phần của nhau với mục tiêu thống lĩnh thị trường. Chính vì vậy, làm thế nào để chiến thắng được đối thủ cạnh tranh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp cũng như ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình thua kém so với đối thủ và không ngừng tăng cường, nâng cao các hoạt động của mình để nổi trội hơn.

Tuy nhiên, dựa vào các nhu cầu và lợi ích mong muốn mà khách hàng đưa ra quyết định khi chọn lựa gửi tiền, vay tiền hay sử dụng dịch vụ giữa các ngân hàng. Trong trường hợp không có được lợi thế kinh doanh và chính sách quảng cáo hấp dẫn thì ngân hàng sẽ dần bị mất ưu thế và các đối thủ cạnh tranh sẽ thu hút hết các khách hàng đang hợp tác với ngân hàng.

1.4.2.2. Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội

Hiện nay, hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đều chịu tác động trực tiếp của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước. Sự ổn định của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội là một tiền đề quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như giúp các ngân hàng mạnh dạn đầu tư và phát triển hơn. Ngược lại, nếu môi trường bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro nhu cầu vốn khiến ngân hàng khó khăn hơn trong việc huy động vốn.

Trước sự biến động của nền kinh tế, các ngân hàng cần chú trọng đến công tác dự báo và đảm bảo khả năng thích ứng nhanh để nâng cao và phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN. Khi nền kinh tế ổn định, tỉ lệ lạm phát được hạn chế, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu về vốn đầu tư có xu hướng tăng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DNVVN, đồng thời thúc đẩy hoạt động cho vay của các ngân hàng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp tăng cao, các hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp dẫn đến nhu cầu về vốn của các DNVVN bị hạn chế, kinh doanh thua lỗ, khả năng hoàn trả nợ không được đảm bảo, qua đó ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hồi vốn dẫn đến rủi ro cho vay, cả quy mô và chất lượng cho vay của ngân hàng đều giảm.

Các yếu tố xã hội như văn hóa tiêu dùng, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng, đầu tư sản xuất,... cũng tác động trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ tài chính và phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì thế, sự ổn định xã hội là nền tảng thu hút các nhà đầu tư, tạo môi trường phát triển hơn cho các DNVVN.

Ngân hàng sẽ gặp khó khăn vô cùng lớn trước sự bất ổn của thị trường chính trị bởi vì sự bất ổn về chính trị sẽ tác động đến các khoản vay, tình hình hoạt động sản xuất của DNVVN, từ đó làm hoạt động cho vay của ngân hàng giảm.

1.4.2.3. Hệ thống pháp luật

Hoạt động của ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ nhất dưới hệ thống pháp luật so với các ngành khác thông qua các chính sách như chính sách cạnh tranh, sát nhập, cơ cấu và tổ chức ngân hàng, quy định về cho vay, bảo đảm tiền gửi, dự phòng rủi ro,... Tất cả các chính sách này được quy định trong luật ngân hàng giúp ngân hàng dựa trên cơ sở đó để xét duyệt cho vay.

Hệ thống pháp luật có tầm ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến khả năng tồn tại và phát triển của hầu hết các ngành kinh doanh trong cùng một nền kinh tế. Nếu quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ thì sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của DNVVN không được hiệu quả, đồng thời gây ra khó khăn cho ngân hàng trong việc điều chỉnh chính sách phù hợp cũng như trong hoạt động cho vay đối với DNVVN. Ngược lại, với những văn bản pháp luật đầy đủ, rõ ràng tạo điều kiện cho

ngân hàng tránh khỏi những rủi ro đáng kể và tăng cường hoạt động cho vay. Đây chính là cơ sở pháp lý giúp ngân hàng khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP sài gòn công thương chi nhánh bà chiểu (Trang 37 - 39)