Kinh nghiệm phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP sài gòn công thương chi nhánh bà chiểu (Trang 39 - 44)

7. Kết cấu của đề tài

1.5. Kinh nghiệm phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại một

một số ngân hàng TMCP tại Việt Nam

1.5.1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank)

Trong năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp đang dần vượt qua những khó khăn của thị trường để dần đi vào ổn định. Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ do đó cũng tăng cường công tác mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng cường sản xuất. Nắm bắt được xu thế đó, Sacombank đã có những hành động cụ thể trong phân khúc khách hàng này và đã đạt được những thành tựu nhất định:

Thứ nhất, quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng cao, hoạt động cho vay DNVVN ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng thông qua các chỉ số Doanh số cho vay và Tỉ lệ tăng trưởng dư nợ tăng dần theo các năm. Để đạt được thành tựu này, Sacombank đã dành nhiều nguồn lực vào việc phát triển cho vay DNVVN trong quá trình hoạt động.

Thứ hai, chất lượng các khoản cho vay DNVVN ngày càng tốt. Cùng với quy

mô và tốc độ tăng trưởng, chất lượng tín dụng cũng được nâng cao rất nhiều khi nguồn khách hàng DNVVN của Sacombank đều trải qua quy trình thẩm định nghiêm ngặt nhằm đánh giá một cách chính xác nhất tiềm lực tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Với tổng dư nợ vay khá cao nhưng dư nợ quá hạn lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ và ngày càng giảm dần, đặc biệt là hiệu quả cho vay đối với DNVVN ngày càng tăng lên khi dư nợ cho vay đối với phân khúc này ngày càng tăng trong khi dư nợ quá hạn lại giảm.

Thứ ba, việc triển khai các sản phẩm mới đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm hiện có của ngân hàng và trên cơ sở đó nâng cao uy tín và vị thế của Sacombank trong quá trình cạnh tranh với các NHTM khác trên thị trường. Việc mở rộng thị trường, với các khách hàng kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau như nhựa, thép, cao su… giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro khi tập trung quá mức

vào một nhóm khách hàng truyền thống, tạo nên tính linh hoạt trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Thứ tư, mạng lưới hoạt động của Sacombank ngày càng được mở rộng, tạo điều kiện để ngân hàng tiếp cận dễ dàng với khách hàng, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và cung cấp vốn cho các đối tượng cần đến. Góp phần ngày càng mở rộng quy mô hoạt động và uy tín, hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Có thể thấy, Sacombank đã và đang thực hiện những mục tiêu của mình để hoàn thành sứ mệnh là trở thành NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam. Với việc thực hiện tái cấu trúc, điều chỉnh cho vay phân tán, cho vay tập trung doanh nghiệp vừa và nhỏ và kiểm soát chất lượng tín dụng nhằm thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững.

1.5.2. Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPbank)

Với những nỗ lực và phấn đấu không ngừng không chỉ của ban lãnh đạo mà còn cả của đội ngũ cán bộ nhân viên toàn ngân hàng, VPbank đã và đang để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng. Bằng nguồn vốn tín dụng hiện có, VPbank đã luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các DNVVN ở mức cao nhất có thể. Tuy nhiên, dù còn gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN nhưng kết quả đạt được tính tới thời điểm hiện tại của ngân hàng đã có xu hướng phát triển hiệu quả hơn.

Thứ nhất, số lượng khách hàng tăng trưởng liên tục qua các năm, vị thế và uy

tín của ngân hàng trên thị trường ngày càng được nâng cao.

Thứ hai, doanh số cho vay và thu nợ có xu hướng tăng mạnh qua các năm về

quy mô chứng tỏ khả năng mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN của VPbank cũng như sự tin tưởng của khách hàng dành cho các sản phẩm của VPbank.

Thứ ba, dư nợ cho vay liên tục tăng qua các năm và chiếm tỉ trọng không nhỏ

trong tổng dư nợ của toàn ngân hàng. VPbank đang có những bước đi đúng đắn và hiệu quả trong việc chú trọng mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN. Hơn nữa, VPbank đang ngày càng thu hút sự quan tâm của những KH là DNVVN đầy tiềm năng trên thị trường, đặc biệt là các công ty cổ phần và công ty TNHH.

Chính vì vậy, việc phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN không chỉ giúp VPbank tăng trưởng dư nợ, tăng lợi nhuận, mở rộng cơ hội phát triển dịch vụ mà còn góp phần khẳng định vị thế và thương hiệu của ngân hàng.

1.5.3. Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh (HDbank)

Đứng trên cương vị là một trong những ngân hàng Cấp I của hệ thống ngân hàng TMCP, HDbank đã đạt được những bước phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá, đặc biệt là trong công tác cho hoạt động vay đối với DNVVN. Cụ thể là những kết quả sau:

Thứ nhất, ngân hàng HDbank thực hiện chủ trương mở rộng và phát triển đối

tượng khách hàng, đặc biệt là các DNVVN. Vì vậy số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng đã tăng lên đáng kể qua từng năm.

Thứ hai, cơ cấu cho vay đối với DNVVN có những chuyển biến tích cực như

là đa dạng hóa các sản phẩm cho vay để kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ ba, doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với DNVVN của ngân hàng

tăng trường đều và rõ rệt trong những năm qua.

Với những nỗ lực tích cực trong việc tiến hành đổi mới cơ cấu cho vay hợp lý, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của các DNVVN, HDbank đã dần khẳng định được thương hiệu của mình trên địa bàn hoạt động, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

1.5.4. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Bà Chiểu Thương - Chi nhánh Bà Chiểu

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về mặt tăng trưởng và phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN của ngân hàng Sacombank, VPbank và HDbank, có thể rút ra một số bài học sau đây để ngân hàng Saigonbank - Chi nhánh Bà Chiểu áp dụng trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Thứ nhất, Chi nhánh tiếp tục chú trọng việc đẩy mạnh tăng cường các mối quan hệ lâu dài không những đối với các DN đang hiện hữu mà còn đối với những khách hàng tiềm năng khác nhằm tạo nên uy tín của Chí nhánh trên thị trường.

Thứ hai, Chi nhánh cần kiểm soát chặt chẽ trong quá trình cho vay, thu nợ và

quản lý các khoản nợ để ngăn chặn những tổn thất có thể xảy ra và nâng cao phát triển hoạt động cho vay. Có thể nói, cho vay DNVVN là một thị trường tiềm năng đối với các NHTM và tương lai không xa sẽ trở thành một trong những hình thức cho vay đem lại nguồn thu nhập cao và thị phần lớn hơn cho Saigonbank nói chung và Chi nhánh nói riêng.

Thứ ba, bên cạnh những sản phẩm dịch vụ hiện có, Chi nhánh tiếp tục triển

khai thêm các sản phẩm mới và ứng dụng những công nghệ mới vào hoạt động cho vay để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các DNVVN. Đây được xem là nền tảng đẩy mạnh hoạt động phát triển cho vay đối phân khúc khách hàng này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nhằm hướng đến tổng hợp cơ sở lý thuyết về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại, khóa luận tập trung phân tích những khía cạnh sau:

Thứ nhất, khóa luận phân tích khái niệm, đặc điểm và vai trò của DNVVN nhằm mang lại cái nhìn bao quát nhất về DNVVN đối với nền kinh tế, từ đó nêu lên tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với DNVVN và các tiêu chí, nhân tố phản ánh đến sự phát triển hoạt động cho vay. Qua đó làm rõ hoạt động cho vay đối với DNVVN đóng vai trò to lớn không chỉ đối với NHTM mà còn có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế

Thứ hai, khóa luận nghiên cứu kinh nghiệm của ngân hàng Sacombank,

VPbank và HDbank về mặt tăng trưởng và phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Saigonbank - Chi nhánh Bà Chiểu đẩy mạnh hoạt động cho vay hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây được xem là tiền đề cho việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Saigonbank - Chi nhánh Bà Chiểu, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP sài gòn công thương chi nhánh bà chiểu (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)