Những cuộc báo động
Hồi chúng tôi mới đến nhà Bà Ngoại, ở Phố Nhỏ có rất ít báo động. Bây giờ càng ngày lại càng nhiều hơn. Còi báo động rú lên bất cứ lúc nào kể cả ngày lẫn đêm, giống hệt nhƣ ở Phố Lớn. Ngƣời ta chạy tìm chỗ nấp, trốn vào những hầm rƣợu. Trong những lúc ấy, đƣờng sá vắng ngắt. Thỉnh thoảng có những ngôi nhà và hàng quán để cửa mở. Chúng tôi lợi dụng cơ hội để chui vào và lặng lẽ ăn trộm những gì chúng tôi thích.
Chúng tôi không bao giờ nấp trong hầm rƣợu ở nhà. Bà Ngoại cũng không. Ban ngày, chúng tôi tiếp tục làm những công việc của mình; ban đêm, chúng tôi tiếp tục ngủ.
Hầu hết máy bay chỉ bay ngang qua phố chúng tôi để đi thả bom phía bên kia biên giới. Cũng có lúc một quả bom rơi trúng một ngôi nhà. Trong trƣờng hợp đó, chúng tôi xác định nơi bị bom bằng cách theo hƣớng có khói và chúng tôi đến xem những gì đã bị tàn phá. Nếu còn thứ gì lấy đƣợc, chúng tôi lấy.
Chúng tôi để ý thấy khi một ngôi nhà bị bom thì những ngƣời trốn trong hầm lúc nào cũng chết sạch. Trái lại, cái ống khói bao giờ cũng còn đứng nguyên.
Cũng có lúc một chiếc oanh tạc cơ nhào xuống để nã đạn liên thanh vào những ngƣời ở ngoài đồng hay trên đƣờng phố.
Ông tuỳ phái dạy chúng tôi phải cẩn thận khi máy bay đang tiến về phía chúng tôi, nhƣng khi nó ở ngay trên đầu chúng tôi thì không còn nguy hiểm nữa.
Để tránh báo động, ngƣời ta cấm thắp đèn vào ban đêm trừ khi các cửa sổ đã đƣợc che hoàn toàn tối. Bà Ngoại nghĩ không thắp đèn là thực tế nhất. Lính tuần cảnh đi lòng vòng suốt đêm để giữ cho luật lệ đƣợc tuân hành.
Trong một bữa ăn, chúng tôi kể về một chiếc máy bay chúng tôi thấy bốc cháy và rơi xuống. Chúng tôi cũng thấy ông phi công nhảy dù ra.
— Chúng con không biết điều gì xảy ra cho ông ấy, ông phi công của phe địch. Bà Ngoại nói:
— Phe địch? Họ là bạn, là anh em của chúng ta. Chẳng bao lâu nữa họ sẽ đến đây.
Một hôm, chúng tôi đi dạo trong một cuộc báo động. Một gã đàn ông hốt hoảng chạy đến nói với chúng tôi:
— Bọn mày không nên đi ra ngoài trong khi máy bay dội bom. Gã nắm tay lôi chúng tôi đến một cánh cửa:
— Chúng tôi không muốn.
— Đó là chỗ núp. Bọn mày sẽ đƣợc an toàn trong đó.
Gã mở cửa và đẩy chúng tôi vào trƣớc. Căn hầm đầy ngƣời. Một sự im lặng bao trùm nơi đó. Những ngƣời đàn bà ôm chặt những đứa bé vào lòng.
Thình lình, từ một nơi nào đó, có những quả bom nổ. Những tiếng nổ càng lúc càng gần hơn. Gã đàn ông lôi chúng tôi vào hầm bây giờ chạy đến một đống than ở góc hầm và ráng vùi mình xuống dƣới đó.
Vài ngƣời đàn bà cƣời khinh bỉ. Một bà già nói:
— Bộ thần kinh của nó hƣ rồi. Nó đƣợc cho nghỉ phép vì vậy.
Đột nhiên, chúng tôi thấy khó thở. Chúng tôi mở cánh cửa hầm; một mụ đàn bà cao lớn mập mạp đẩy ngƣợc chúng tôi vào trong, đóng cửa lại. Mụ thét lên:
— Bọn mày điên hả? Bọn mày không đƣợc đi ra ngoài bây giờ. Chúng tôi nói:
— Ngƣời ta luôn luôn chết trong hầm. Chúng tôi muốn ra ngoài.
Mụ mập dựa lƣng vào cánh cửa. Mụ chìa cho chúng tôi xem cái băng đeo tay có hiệu Dân Vệ. — Tao là ngƣời chỉ huy ở đây! Bọn mày đứng yên chỗ đó!
Chúng tôi cắn ngập hai hàm răng vào cặp tay nung núc của mụ; chúng tôi đá vào ống quyển của mụ. Mụ gào lên, cố đánh lại chúng tôi. Ngƣời ta cƣời ồ. Rốt cuộc, mặt mũi đỏ rần vì tức giận và xấu hổ, mụ nói:
— Đi đi! Cút mẹ nó đi! Đi ra mà chết tiệt ngoài kia đi! Chẳng có ai mất mát gì cả. Ra ngoài, chúng tôi hít thở thoải mái. Đó là lần đầu tiên chúng tôi cảm thấy sợ. Những quả bom tiếp tục trút xuống nhƣ mƣa.
Agota Kristof Cuốn sổ lớn
Dịch giả: Hoàng Ngọc Tuấn