Chúng tôi đang ở trong phòng làm việc của ông cảnh sát. Ông ngồi tại một cái bàn, chúng tôi đứng thẳng ngƣời trƣớc mặt ông. Ông sửa soạn giấy và bút chì. Ông hút thuốc. Ông hỏi chúng tôi: — Các cậu quen biết với cô đầy tở của cha xứ đƣợc bao lâu rồi?
— Từ mùa xuân.
— Các cậu gặp cô ấy ở đâu?
— Ở nhà Bà Ngoại. Cô ấy đến mua khoai.
— Các cậu mang củi đến nhà cha xứ. Các cậu đƣợc trả bao nhiêu tiền?
— Không tiền bạc gì cả. Chúng tôi mang củi đến nhà cha xứ để đền ơn cô đầy tớ đã giặt quần áo cho chúng tôi.
— Cô ấy có tử tế với các cậu không?
— Rất tử tế. Cô ấy làm bánh mì bơ cho chúng tôi, cô ấy cắt móng tay và hớt tóc cho chúng tôi, cô ấy cho chúng tôi tắm.
— Nhƣ một ngƣời mẹ, thật vậy. Và ông cha xứ, ông ấy có tử tế với các cậu không? — Rất tử tế. Ông ấy cho chúng tôi mƣợn sách và ông ấy dạy chúng tôi nhiều điều. — Lần sau cùng các cậu mang củi đến nhà cha xứ là khi nào?
— Đƣợc năm ngày rôi. Vào sáng thứ Ba.
Ông cảnh sát đi loanh quanh trong phòng. Ông khép những tấm rèm cửa lại và thắp đèn trên bàn làm việc. Ông kéo hai cái ghế và bảo chúng tôi ngồi xuống. Ông soi đèn vào mặt chúng tôi:
— Các cậu rất thích cô ấy, cô đầy tớ? — Vâng, thích lắm.
— Các cậu có biết chuyện gì đã xảy ra cho cô ấy không? — Có chuyện gì đã xảy ra cho cô ấy sao?
— Ừ. Một chuyện khủng khiếp. Sáng nay, nhƣ thƣờng lệ, cô ấy nhen lửa và cái lò trong bếp nổ tung. Cô ấy bị nát cả mặt. Cô ấy đang ở trong bệnh viện.
Ông cảnh sát ngƣng nói; chúng tôi không thốt một lời. Ông hỏi: — Các cậu không có gì để nói sao?
Chúng tôi nói:
— Một cú nổ vào mặt nhƣ vậy thì phải đến bệnh viện và đôi khi vào nhà xác. May mà cô ấy không chết.
— Cô ấy bị hỏng khuôn mặt suốt đời còn lại!
Chúng tôi im lặng. Ông cảnh sát cũng thế. Chúng tôi nhìn ông. Ông nhìn chúng tôi. Ông nói: — Các cậu không có vẻ gì buồn về chuyện đó.
— Đó không phải là một tai nạn. Có ngƣời đã giấu một vật dễ nổ trong đống củi đốt lò. Một viên đạn từ một khẩu súng của quân đội. Ngƣời ta đã tìm đƣợc cái vỏ đạn.
Chúng tôi hỏi:
— Tại sao lại có ngƣời làm chuyện đó? — Để giết cô ấy. Cô ấy, hoặc ông cha xứ. Chúng tôi nói:
— Ngƣời ta thật tàn ác. Họ muốn giết chóc. Chính chiến tranh đã dạy họ điều đó. Và những thứ dễ nổ nằm rải rác khắp nơi.
Ông cảnh sát bắt đầu gào lên:
— Dẹp cái trò khôn vặt đó đi! Chính bọn mày mang củi đến nhà cha xứ! Chính bọn mày lang thang suốt ngày trong rừng! Chính bọn mày lục lọi đồ đạc của những xác chết! Bọn mày làm đƣợc bất cứ điều gì! Bọn mày mang cái mầm đó từ trong máu! Bà Ngoại của bọn mày cũng đang mang một cái án mạng trong lƣơng tâm. Bà ấy đã giết chồng bằng thuốc độc. Bà ấy, thì bằng thuốc độc, bọn mày, thì bằng chất nổ! Thú nhận đi, đồ ranh con chó đẻ! Thú nhận đi! Chính là bọn mày!
Chúng tôi nói:
— Chúng tôi không phải là những ngƣời duy nhất mang củi đến nhà cha xứ. Ông nói:
— Đúng vậy. Còn có một ông già nữa. Tao đã thẩm vấn ông ấy rồi. Chúng tôi nói:
— Ai cũng có thể giấu một viên đạn trong một đống củi.
— Đúng, nhƣng không phải ai cũng có đạn. Tao đếch cần biết cô đầy tớ của bọn mày! Cái mà tao cần biết là những viên đạn đó ở đâu? Những quả lựu đạn ở đâu? Cái súng ở đâu? Ông già ấy đã khai rõ hết mọi thứ. Tao đã hỏi ông ấy rất khéo nên ông ấy đã khai hết tất cả. Nhƣng ông ấy không thể chỉ ra cho tao biết những viên đạn, những quả lựu đạn, cái súng ở đâu. Ông ấy không phải lá ngƣời phạm tội. Chính là bọn mày! Bọn mày biết những viên đạn, những quả lựu đạn, cái súng ở chỗ nào. Bọn mày biết, và bọn mày sẽ nói cho tao nghe.
Chúng tôi không trả lời. Ông cảnh sát đánh chúng tôi. Bằng cả hai bàn tay. Tay phải và tay trái. Chúng tôi chảy máu mũi máu miệng.
— Thú nhận!
Chúng tôi câm nín. Ông cảnh sát tái nhợt ngƣời, ông đánh chúng tôi tới tấp. Chúng tôi ngã ra khỏi ghế. Ông đá vào xƣơng sƣờn, vào lƣng, vào bụng chúng tôi.
— Thú nhận! Thú nhận đi! Chính là bọn mày! Thú nhận ngay!
Chúng tôi không còn mở mắt đƣợc nữa. Chúng tôi không còn nghe gì nữa. Thân thể chúng tôi bê bết mồ hôi, máu, nƣớc đái, cứt. Chúng tôi ngất đi.
Dịch từ nguyên tác Pháp văn, “L interrogatoire"
Agota Kristof Cuốn sổ lớn
Dịch giả: Hoàng Ngọc Tuấn