CHƯƠNG 54 Chiến tranh kết thúc

Một phần của tài liệu cuonsolon (Trang 96 - 98)

Chiến tranh kết thúc

Đã mấy tuần nay, chúng tôi thấy đi ngang qua trƣớc nhà Bà Ngoại là những ngƣời lính ngoại quốc mới của đoàn quân chiến thắng mà bây giờ chúng tôi gọi là quân Giải Phóng.

Những chiếc xe tăng, những cỗ trọng pháo, những xe bọc thép, và những xe vận tải chạy xuyên qua biên giới suốt ngày đêm. Trận tuyến đang di chuyển càng lúc càng xa hơn vào lãnh thổ của nƣớc láng giềng.

Từ hƣớng ngƣợc lại, có một đoàn khác: những tù binh, những kẻ bại trận. Trong số đó, có rất nhiều ngƣời của đất nƣớc chúng tôi. Họ vẫn còn mặc quân phục, nhƣng họ đã bị tƣớc hết súng đạn và quân hàm. Họ đi chân trần, gằm đầu xuống, bƣớc về hƣớng nhà ga nơi họ sẽ bị đẩy lên những toa xe lửa. Sẽ đi về đâu và sẽ đi bao lâu, không ai biết.

Bà Ngoại nói họ sẽ bị đƣa đi rất xa, đến một xứ lạnh lẽo và hoang vắng nơi họ bị bắt buộc phải lao động quá gian khổ đến nỗi không một ngƣời nào sẽ trở về. Tất cả họ sẽ chết vì lạnh, kiệt sức, đói, và

đủ thứ bệnh tật.

Một tháng sau khi đất nƣớc chúng tôi đƣợc giải phóng thì chiến tranh hoàn toàn chấm dứt, và những ngƣời Giải Phóng ở lại trên đất nƣớc chúng tôi, mãi mãi, ngƣời ta nói thế. Vì vậy chúng tôi nhờ Bà Ngoại dạy cho chúng tôi thứ tiếng của họ. Bà nói:

— Sao mà bọn mày lại muốn tao dạy thứ tiếng đó cho bọn mày? Tao đâu có phải là thầy giáo. Chúng tôi nói:

— Đơn giản thôi, Bà Ngoại. Bà chỉ cần nói với chúng con bằng thứ tiếng ấy suốt cả ngày, rồi cuối cùng chúng con cũng sẽ hiểu.

Chẳng bao lâu, chúng tôi biết đủ để làm thông ngôn cho dân chúng và những ngƣời Giải Phóng. Chúng tôi kiếm lợi bằng cách đổi chác để lấy những thứ mà quân đội có rất nhiều: thuốc điếu, thuốc lá tẩm, sô-cô-la, và chúng tôi đổi lấy những thứ mà dân chúng có: rƣợu vang, rƣợu mùi, trái cây. Tiền không còn giá trị nữa; mọi ngƣời đều đổi chác mọi thứ với nhau.

Bọn con gái ngủ với đám lính để đổi lấy những cặp vớ lụa ống dài, nữ trang, nƣớc hoa, đồng hồ, và những thứ mà đám lính đã ăn cắp trong các ngôi làng họ đã đi qua.

Bà Ngoại không còn đẩy xe cút-kít ra chợ nữa. Các bà ăn mặc sang trọng đến nhà Bà Ngoại đổi một chiếc nhẫn hay một cặp bông tai để lấy một con gà hay một khúc thịt dồi.

Những thẻ mua hàng đƣợc phát ra. Mới bốn giờ sáng ngƣời ta đã nối đuôi nhau trƣớc cửa hàng thịt và tiệm bánh mì. Những hàng quán khác vẫn đóng cửa vì chẳng có gì để bán.

Ai cũng thiếu thốn mọi thứ.

Bà Ngoại và chúng tôi thì chẳng thiếu thứ gì.

Sau đó, đất nƣớc chúng tôi lại có quân đội và chính quyền mới của mình dƣới sự điều khiển của những ngƣời Giải Phóng. Cờ của họ phấp phới ở mọi địa điểm công cộng. Chân dung lãnh tụ của họ đƣợc trƣng bày khắp nơi. Họ dạy cho nhân dân chúng tôi những bài hát và điệu múa của họ, họ chiếu những cuốn phim của họ trong những rạp xi-nê của đất nƣớc chúng tôi. Các trƣờng học bị bắt buộc phải dạy thứ tiếng của những ngƣời Giải Phóng, còn những ngôn ngữ khác đều bị cấm.

Mọi sự phê phán hay đùa giỡn đối với những ngƣời Giải Phóng hay đối với chính quyền mới đều không đƣợc phép. Chỉ thốt ra một lời chỉ trích, bất cứ ai cũng có thể bị bắt giam không cần qua thủ tục, không cần phải xét xử. Có những ngƣời đàn ông và những ngƣời đàn bà biến mất mà không ai biết tại sao, và gia đình của họ sẽ không bao giờ còn gặp lại họ.

Biên giới đƣợc củng cố lại. Giờ đây không còn ai trốn đi đƣợc nữa.

Đất nƣớc chúng tôi bị vây quanh bởi những hàng rào kẽm gai; nhân dân chúng tôi hoàn toàn bị cô lập với cả thế giới còn lại.

Agota Kristof Cuốn sổ lớn

Dịch giả: Hoàng Ngọc Tuấn

Một phần của tài liệu cuonsolon (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)