Bị đuổi khỏi nhà xứ

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 106 - 109)

Những gì Têrêxa báo trước với Văn, nay mai cũng xảy đến. Ở nhà xứ, không khí ngày càng ngột ngạt... Và Văn là người đầu tiên bị làm khó dễ... Đây là sự việc:

Trong tình thế khó khăn bấy giờ, lấy cớ "củi quế gạo châu", các bà mụ Dòng Ba Đaminh áp dụng chế độ phân phối hạn định... nhất là trong việc ăn uống. Đúng ra cũng không có gì quá đáng, vì là thời kỳ chiến tranh (1943); nhưng các bà mụ đã lợi dụng thời cơ để hành hạ những đứa trẻ đang tập tu. Đứa nào cũng thiếu ăn, đói lên đói xuống. Hiến, bạn của Văn, vì quá đói, đã bỏ đi. Vì vậy, Văn can đảm đến gặp cha Maillet, nhân danh tất cả các bạn, trình bày mọi lẽ với Người. Lần đầu, với thái độ rất khoan hậu, Người chăm chú nghe Văn trình bày. Nhưng, mọi việc cũng vẫn thế, không mảy may thay đổi, Văn lại nài xin nhiều lần và thẳng thắn đặt cha Maillet trước trách nhiệm của Người. Bị quấy nhiễu hoài, cha Maillet lấy làm khó chịu, khống muốn nghe Văn nói nữa; trái lại, người cho bọn trẻ là lũ hay phàn nàn, hở chút là khiếu nại, kiếm chuyện... Văn kiên nhẫn giữ vững lập trường, bất chấp lý lẽ và thái độ cứng rắn của cha xứ. Sau đây, là cuộc "đối thoại tay đôi" hơi lạ lùng:

- Con nói khó nghe quá! từ ngày làm cha, cha chưa bao giờ nghe một đứa con thiêng liêng nào nói những điều cứng cổ như con... Cha cho con biết một lần nữa rằng: con rất kiêu ngạo.

- Vâng con nhìn nhận mình như thế và vì đó, con chắc không thể tu Dòng Đaminh được.

- Nếu con muốn thì thế nào cũng tu được.

- Con không thể muốn được, đang khi con thấy trong Dòng chỉ có những ông “thánh không biết ăn”, để râu rậm, cạo đầu trọc lốc như cha... Con thấy con không thể nên thánh bằng những cách ấy. Con chỉ có thể nên thánh bằng cách ăn ở đúng với một con người mà Chúa đã an bài. Con cần phải ăn no, phải tắm rửa, cạo râu, sạch sẽ và giữ gìn thân thể cho có điều độ. Nếu khi con đã theo đúng những luật lệ ấy mà còn ốm đau, con chấp nhận đó là ơn riêng Chúa ban, một thánh giá Chúa gởi đến, và con vuichịu một cách bằng lòng vì yêu mến Chúa.

- Một "ông thánh ăn bẩn; ở bẩn để sinh bệnh ra, nằm trên giương rên hừ hừ, rồi bảo vui chịu vì thánh ý Chúa, cũng kể là một "ông thánh" kỳ ngộ, và chắc Chúa

có thể vui được chăng khi nghe gán cái bệnh ấy là do ý Chúa định liệu?... Phần con, con cũng biết rằng con sẽ không thể ở đây lâu được nữa, con cũng ước ao cái số phận "được đi" như mấy anh em trước và con trông cậy thế nào rồi cha cũng cho phép con đi"...

Cha Maillet lắc đầu và bảo:

- Bây giờ cha mới rõ con là đứa kiêu ngạo mà đã giả hình nhân đức để lừa gạt cha. Thôi! từ nay cha không tin con trong bất cứ một công việc gì nữa... Được! con muốn đi đâu thì đi, trong nhà cha không bao giờ chịu để cho có kẻ giả hình..”

Lần lần, người ta bãi miễn các "chức vụ” trong nhà của Văn, người ta tìm mọi cách để ức hiếp, đàn áp Văn. Sau cùng, đầu tháng sáu 1943, tình thế cởi mở: Văn bị bắt buộc cạo đầu. Văn phản đối kịch liệt và nhất định giữ nguyên đầu tóc của mình. Cha Maillet nổi đóa, bắt Văn phải lập tức cuốn gói:

- Tao đuổi mày”! Mày nghe rõ chưa thằng khốn nạn. Tao đuổi mày để khỏi lôi thôi với mày.

“Cười hát lên em bé!"

Câu "Tao đuổi mày!” tuy ngắn mà làm Văn rất đau lòng. Bị đuổi khỏi Hữu Bằng, bây giờ lại bị đuổi nữa! Điều này rất có hại cho thanh danh và tương lai của Văn. Hơn thế nữa, cậu bé biết rõ việc này sẽ làm mẹ rất đau lòng!... và Văn oà lên khóc nức nở. Bên bờ tuyệt vọng, như tiên tri của ngày xưa trong sa mạc, Văn than thở:

“Con chỉ muốn chết, chết ngay ở đây để khỏi chịu sỉ nhục trước gia đình con...

Bất chợt, con nghe có tiếng chị Têrêxa gọi và bảo:

- A! Văn thân yêu của chị, ưa làm nũng quá đi. Thôi! chỗi dậy đi em! Chị chắc em còn nhớ lời chị nói với em hôm nào rồi! 'Người ta sẽ gán cho em điều tiếng sỉ nhục cơ mà! Phải, em cũng như Giêsu, phải chịu người ta xâu xé và đàn áp. Nhưng em đừng quá dễ nản lòng làm như trên đời chỉ có một mình em thôi! Hãy cố nén tâm chịu đựng hết cả và dâng hết cho Giêsu. Giêsu đang chờ em, thôi, nào em hãy cố mỉm cười và vui hát lên cho biến nỗi sầu thương.

Trên đường dài nào lo chi...

Giêsu đang chờ em đấy!

Vui đi. Hát đi em!..”

Đã lâu vắng tiếng Têrêxa, bỗng âm thanh giọng nói của thánh nữ vang bên tai Văn... như rót những câu dịu dàng vào tai cậu bé, làm cậu vững lòng tin... thanh thản chuẩn bị đồ đạc... Không một ai dám đến chia tay Văn... Cha Maillet canh chừng kỹ lưỡng và nghiêm ngặt nên tất cả đều sợ, không dám đến gần Văn... Chỉ một mình cha Brébion đến chia tay Văn và dặn đò:

- Hãy bình tĩnh! Con hãy phó thác trong tay Thiên Chúa, với lòng vui vẻ và cậy trông. Chúc con lên đường bình an”

Văn lên đường, thui thủi một mình! Đi về Hữu Bằng. Nghèo quá, không đồng trinh (kém giá đồng xu) dính túi, Văn xa dần biên giới Trung quốc, hướng về

phía Nam, ở Cao Bằng, Văn vào nhà thờ đến quỳ xuống trước bàn thờ Mẹ Maria. Từ con tim đau khổ, Văn dâng lời cầu nguyện:

"Lạy Mẹ nhân ái, nay con đã qua được một ngày giao tranh thảm khốc; con đã qua được một bước khó khăn đầu tiên trên quãng đường theo tiếng Chúa gọi. Song, lạy Mẹ, chiều nay con đã cảm thấy sức linh hồn con yếu đuối quá và gần như kiệt lực. Con buồn chán quá thể, và đứng trước đường trường con chỉ thấy chán nản và run sợ. Con không biết con có can đảm đi theo tới cùng hay ít là chiến thắng được lần nào nữa không? Ôi! Lạy Mẹ, lòng con đau đớn dường nào! Song hỡi Mẹ thân ái! Con xin phó thác hoàn toàn con cho Mẹ. Với Mẹ, con dám quyết rằng con sẽ đi được tới cùng, và nhất định phần chiến thắng sẽ về tay con.

Ngày hôm nay, dưới ánh hoàng hôn u sầu và ảm đạm, đôi mắt con chan hòa giòng lệ, nhưng con cũng không biết tỏ lời nào đế cảm ơn Mẹ về sự chăm nom săn sóc đến con. Con quả là nhỏ mọn cằn cỗi, chỉ có những vết thương, những giọt lệ nóng dâng lên Mẹ giờ đây, biểu lộ lòng con trìu mến và biết ơn Mẹ đã phù hộ con qua một cuộc chiến hãi hùng!

Mẹ Maria ơi! Mẹ nhận lòng con đi và từ đây xin Mẹ đừng bao giờ lìa xa con. Vì vẻ nhìn của Mẹ là sức mạnh giúp con chiến thắng. Mẹ là thành trì bảo vệ con, là thuốc bó rịt vết thương con, và chính tay Mẹ đã là như một "nữ cứu thương” thường vồn vã băng rịt và lau khô cho những giòng sầu khỏi chảy. Ôi Maria!

con luôn luôn chỉ biết trông nhìn vào Mẹ và cậy Mẹ chở che.”

Qua Lạng sơn, Văn tới Hữu Bằng. Mọi việc đều tốt đẹp và linh mục Giuse Nhã tuyên bố cậu bé “vô tội” sau khi đã điều tra trong một tháng tròn. Cha mẹ Văn hay tin đã đến đón Văn về gia đình nghỉ ngơi một thời gian rất thoải mái. Văn đã tâm sự với gia đình về dự định đi tu của mình và cả nhà rất vui mừng.

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)