Giêsu để con âm thầm trong bóng tối.

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 128 - 132)

Văn không bao giờ quên được ngày 9. 9.1946, sau ngày khấn hứa ! Hình như tất cả đều ngả về, đều dồn vào "vẻ xinh đẹp rực rỡ của Cây Thánh giá". Còn lại một mình, buồn tẻ và đơn độc, từ trong sâu thẳm của tâm hồn, Văn ước ao và hằng nhớ quê hương trên trời... Nhưng, một lần chót, Chúa Giêsu nói với Văn:

“Em ơi, vì tình yêu thương mọi người, em hãy cùng Anh hiến thân để cứu vớt họ.

Phần em, bây giờ, là hy sinh những buổi nói chuyện và sống từ mật với Anh, để Anh đi tìm kiếm những kẻ tội lỗi. Và, này Văn em! Em nên biết rằng em còn chịu nhiều điều cực lòng với các đấng Bề trên và anh em của em; nhưng các thử thách đó là dấu chỉ em làm đẹp lòng Anh. Anh xin em cho Anh tất cả những nỗi đau đớn ấy để em hiệp làm một cùng Anh trong công trình thánh hóa các linh mục, để, theo ơn thiên triệu của họ, họ hăng say hoạt động cho triều đại tình yêu, trong tâm hồn mọi người... "

Sau những lời dặn dò cuối cùng này, cuốn sách được giở qua trang khác. Văn lại thui thủi một mình...

“Sau những lời ấy, Chúa Giêsu để một mình con âm thầm trong bóng tối...”

diễn tả:

"Hồn con như chiếc hoa chôn sâu trong rừng cát, cô đơn và khô cằn!... Con mất hẳn cái thú êm đềm và mật thiết khi tâm sự cùng Chúa”

Chỉ còn sống với "cái buồn tẻ của hy sinh trong đức tin duy nhất và khắc nghiệt! Ôi! Chớ gì nước trời nứt ra, được hé mở trong chốc lát!... Nhưng không... Văn phải tiến tới trong đêm tối... Thiên Chúa lặng thinh... mà sự thinh lặng của Ngài chính là cái nhìn quan sát của Ngài.

Hơn bao giờ hết, Văn nương tựa vào cha linh hướng của mình. Đó là ánh sao dẫn đường trong đêm tối. Văn thưa với cha Antoine Boucher, bề trên nhà tập và là cha linh hồn của Văn, rằng:

- Chúa Giêsu dạy con hãy hoàn toàn tin tưởng vào cha mà Ngài gọi là "nguồn an ủi!' và là "tình yêu thương” Ngài để lại cho con. Quả là một ơn đặc biệt con được Chúa trao con trong tay cha....

Đó là một nhu cầu thiêng liêng cấp thiết, bởi vì Thiên Chúa hoạt động mạnh mẽ, trong toàn bộ tâm hồn Văn qua những thử thách hằng ngày. Tại sao lại phải quá nhiêu đau thương đến thế? Đây, Léon Bloy trả lời: Trong trái tim khốn khó của con người, còn nhiều chỗ, nhiều nơi chưa "thực sự sống" và nỗi thống khổ cần bước vào để các nơi ấy "thực sự sống". Quả là đúng vậy. Tình yêu không khi nào để chúng ta yên ổn.. Tình yêu như ngọn lửa thiêu đốt khúc củi cho đến lúc khúc củi biến thành ngọn lửa!

Ngày mồng 7 tháng 2.1950, Văn đáp máy bay Air France vào Sài gòn. Văn rời khỏi nhà Dòng Hà nội thân yêu. Cha bề trên hơi ngạc nhiên thấy Văn khóc như đứa trẻ. Những sự hy sinh đó, tuy bé nhỏ, nhưng có tầm quan trọng đối với Văn. Tại nhà Dòng Sài gòn, Văn chu toàn nhiều việc, trong đó, có việc coi sóc nhà may.

Tháng 3.1952, Văn được gởi lên Đà lạt để tập sự trong sáu tháng trước khi khấn trọn đời" Văn được bề trên chỉ định chịu trách nhiệm nhà may. Trong những năm ấy, Văn noi gương thánh Giuse thợ: cầu nguyện, thinh lặng, lao động chân tay, đọc sách thiêng liêng... Tuy nhiên, vì thể tạng yếu và chóng kiệt sức, Văn hay lo ngại về các công việc làm bằng chân tay. Văn thưa với bề trên nhà tập:

Nhưng, chứng cớ thật rõ ràng, bề trên nhà tập nói: “Những ngày giặt giũ, nhiều lần tôi thấy Văn khóc, nhưng vẫn đem hết thiện chí mà làm việc, còn cố gắng tươi cười mặc dù rất mệt nhọc."

Tại nhà Dòng Sài gòn, bề trên giản dị nói về Văn: "Là một tu sĩ tốt, thận trọng, kín đáo, chăm chỉ làm việc, siêng năng cầu nguyện."

Đúng thế! Văn sống ẩn dật, không muốn mọi người biết tới, trong những năm âm thầm để chuẩn bị khấn trọn đời. Phải ẩn mình thật sâu trong lòng Thiên Chúa để không còn sợ hỏa ngục, không còn sợ đau khổ.

Tháng 4. 1950, Văn viết thư cho cô em Anna Maria Tế:

“Khi em đau khổ, đừng để mặt em sa sầm...buồn thảm. Em biết rõ các thăng

trầm của cuộc đời anh: như một cánh hoa rơi cuốn theo chiều gió, đã nếm mùi đau khổ, nỗi đắng cay, sự xỉ nhục, cách đối xử tàn nhẫn; anh đã trải qua tất cả! Ngày nay, khi anh quay lại nhìn, anh cảm thấy sung sướng, mỹ mãn, vì nhờ đặc ân của Chúa, đã chịu đựng nổi các thử thách đó. Bởi vậy, anh không cho những điều ấy là đau khổ, mà là hoan lạc”

Nhờ thế, chúng ta mới hiểu được tại sao một năm sau, Văn có thể viết:

“Càng tiến bước, càng đi tới... con càng thấy rõ sự thánh thiện là một cuộc sống

mà trong đó ta phải đổi buồn thành vui“.

Để thực hiện chương trình ấy, không phải dễ dàng lắm. Phải chiến đấu, phải hy sinh dũng cảm... phải chiến thắng bản ngã, cái bản ngã đáng ghét và ô trọc. Nhưng, Văn đã sống lời của Thầy Chí thánh: “Không ai tước được niềm vui của con!" . Vì, từ nay, Văn không hề sợ phải chịu đau khổ...

Trong một bức thư tuyệt vời Văn gửi cho một em thiếu nhi hình như Văn linh cảm về việc hiến thân sau này của mình...Văn viết:

"Em Nghi thân mến,

...bị một tên vô thần đâm chết, thân thể bị đạn xuyên thủng nhiều nơi, trút hơi thở cuối cùng trong cô quạnh, ... đó là lời nói chót, là chiếc hôn cuối cùng! Một cái nhìn giã biệt của tình yêu, hân hoan chào từ biệt thể xác để cùng với linh hồn bay vút lên hiệp làm một với "Tình yêu vô cùng của Chúa Giêsu”. Bởi thế, rõ ràng là “Tình yêu không chết”. Và anh cho rằng: thân xác của anh, tồn tại cho

đến hết cuộc đời anh, phải là một vật hiến tế toàn hảo. Bởi vì, Tình yêu không thể chết, tình yêu tiếp tục yêu không giới hạn về thời gian.

Ôi, chớ gì anh được chết vì tình yêu. Hãy tin tưởng Nghi ạ! Thất vọng, nản lòng là quẹt một vết nhơ vào mặt Thiên Chúa... vì như vậy là xem thường thiên Chúa, là coi như Thiên Chúa chẳng làm gì được cho ta ráo! Hãy nhìn kỹ, em sẽ thấy rõ "chỉ những ai" nản lòng, không tin cậy vào Thiên Chúa, sẽ phải rớt xuống hỏa ngục. Tất cả những lo âu quay cuồng trong đầu óc ta là “tiếng Chúa” nhắc nhở ta cần phải cầu nguyện, cần phải cậy trông và quên mình...”

Và Văn kết luận bằng một câu ngắn gọn, đầy khôn ngoan:

“Đó! anh đã nói hết... Tất cả đều tóm lại, gọn lại trong "tình yêu và tin cậy".

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)