Một trẻ thơ của ánh sáng bị ức hiếp

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 29 - 30)

Năm 1935, năm quyết định vận mạng thế giới! Sau cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 30, mọi sự đều bấp bênh, mất thăng bằng. Các quốc gia đang ở bên bờ vực thẳm của một cuộc đại thế giới chiến tranh lần thứ hai. Hitler đã nắm chính quyền ở Đức quốc hai năm nay... và thế lực của Đệ Tam Quốc xã ngày càng trở nên hăm dọa hơn. ở Pháp, cuộc khủng hoảng đang tung hoành đưa đến việc thành lập Mặt trận Bình dân. Staline sắp bắt đầu cuộc đại thanh trừng để củng cố chế độ độc tài và bảo đảm độc quyền chuyên chế của mình trên đất nước Liên xô. Nhật bản theo đuổi chính sách bành trướng và tiếp tục xâm chiếm Trung quốc. Sau cuộc phá sản tài chính về thị trường chứng khoán Nữu ước năm 1929, Hoa kỳ đang chủ trương và cổ xúy những cải cách xã hội để vượt qua cơn khủng hoảng, bằng một chánh sách kinh tế chỉ huy mệnh danh New deal. Qua lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng, Hội thánh Công giáo không ngừng lớn tiếng cổ võ Hòa bình. Mặc dù không chút hy vọng nào, ngoại trừ một sự can thiệp siêu nhiên, cứu thế giới khỏi đại họa mà Đức Giáo hoàng Piô 11 đã thấy trước, nhưng ngài vẫn kiên trì tiếp tục sự đấu tranh đến cùng để cố gắng cầm chân các kỵ mã của Khải huyền."

Năm 1935: Thế giới xáo trộn. Tình hình quốc tế bấp bênh, đong đưa giữa khủng hoảng và chiến tranh. Trong bối cảnh của thế giới không ổn định này, Văn bắt đầu chuẩn bị để trở thành một linh mục tương lai...

Từ 7 đến 12 tuổi, Văn sẽ phải sống một nơi mà thời ấy người ta quen gọi là 'Nhà Chúa". Loại "nhà Chúa" này là sáng kiến của linh mục thừa sai thuộc Hội Truyền giáo nước ngoài tại Paris, được thực hiện ở Việt nam vào cuối thế kỷ 18; mục đích là để dạy dỗ, để giáo dưỡng và cổ võ giáo dân tham gia việc tông đồ. Nhưng mục tiêu trước tiên là đào tạo đội ngũ giáo sĩ bản xứ cho tương lai. Từ các gia đình công giáo đạo đức gửi đến, các trẻ em từ 10 đến 12 tuổi đến trình diện tại nhà xứ. Các em có khả năng về học vấn, và xem ra thích ứng với đời sống tu trì sẽ được lựa chọn. Các em này sẽ được hướng dẫn đi sâu vào đời sống tu trì và tiếp tục học hành. Sau vài ba năm, các em có khả năng trội hơn, được sắp vào ưu hạng sẽ được nhập vào tiểu chủng viện. Các em khác sẽ được gửi vào trường "huấn luyện làm thầy giảng giáo lý", hoặc, theo ý nguyện riêng, ở lại nhà xứ, làm "người nhà" giúp việc.

Xin nói qua về cách sắp đặt, tổ chức "nhà Chúa" ở Hữu bằng: chung quanh linh mục chánh xứ (linh mục Giuse Nhã), quây quần vài ba thầy giảng, một thầy giáo và một giám thị, một quản lý và một linh mục phụ tá cha bổn sở (linh mục Năng) phụ trách các họ lẻ. Nếu tổ chức "nhà Chúa" đã chứng minh khả năng của nó và đã trổ sinh những hoa quả tốt đẹp không thể chối cãi được, thì ngược lại, người ta cũng nhận thấy nhiều cái lạm dụng, cái không tốt gây phiền não, bực bội ngay cả cho giáo dân trong họ dạo; ví dụ: một vài nơi đã thâu nhận trẻ em chưa đến tuổi; phẩm chất rất kém của một số thầy giảng và linh mục!

“Từ ngày đó cho đến lúc con được vào tiểu chủng viện Lạng sơn, con luôn luôn

bị ức hiếp và bị đối xử thậm tệ. Tại nhà xứ, lúc đó tập trung quá nhiều thanh niên vô lương tâm, và hình như cái thú duy nhất của bọn đó là hành hạ và đánh đập trẻ em. Con cũng phải chịu số phận như các trẻ khác... "

Từ thất vọng này đến thất vọng khác, không những Văn bị trao thân cho bọn đàn anh "đồng bóng” và hung dữ hành hạ đủ điều, đánh đập bất thần, mà thay vì được đào tạo để chuẩn bị một đời sống của linh mục tương lai, cậu đã bị người ta lợi dụng để biến thành một người "bồi", một tên đầy tớ hèn hạ! Cuộc sống bị ức hiếp và đầy khó khăn của Văn đã bắt đầu . . .

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)