Trốn không thoát, bị đuổ

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 47 - 49)

Sau những diễn biến đó, không khí trở nên nghẹt thở, tình hình nhà xứ càng ngày càng căng thẳng hơn. Các sự kiện dồn dập gây nên một tình huống bất an, có vẻ “'cách mạng"!

Ngày hôm sau, không ai chịu thức dậy để đánh trống nhật một (kinh Truyền tin)... Sự việc này mở màn cho một cuộc nổi dậy thực sự, bất chấp mệnh lệnh của cha xứ... Linh mục Nhã mất bình tĩnh, vác “ba toong” xuống nhà ngủ đàn áp lũ trẻ; đập vào cửa chính kêu lũ trẻ thức dậy, gầm thét om sòm, cha xứ đe thế này thế nọ; để trả lời cha xứ, năm bảy đứa bé nhảy ra đóng sầm cửa lại, cài then đóng chốt kỹ lưỡng. Cha xứ đành im lặng, bỏ đi, không dám phản ứng, vì người thấy tình thế có cơ nổ lớn... và đe dọa!...

Một lúc sau, đám trẻ mỗi em một cây gậy xông vào nhà ăn, đập phá lung tung và lớn tiếng tố cáo các bất công, những hành vi vô nhân đạo của cha xứ. Ông già nấu bếp hoảng hồn... tức thì cùng anh phụ bếp “vắt chân lên cổ” mà chạy trốn. Tiếp đó bọn trẻ kéo nhau lên phòng ông "thầy giảng" già độc hiểm, định giáng cho ông ta một trận đòn nên thân! Bọn trẻ la hét, hăm dọa đốt nhà, nếu ông ta không ra trình diện.

“Đến mức cùng, thầy già mới khù khì cười phớt ngay đi để chữa mình:

- Này! các anh làm gì mà nhốn nháo cả lên với nhau như thế.! Cụ nói, nghĩa là cụ nói chơi thế thôi đấy chứ... Không có cơm thì nấu...

Còn cha xứ, im thin thít, chẳng thấy ra mặt oai để quát tháo mấy thằng nhãi ranh này nữa. Không ngờ! Thật chính con khi ấy cũng không thể ngờ rằng mình có thể tuân lệnh quan trương một cách cứng rắn như thế. Chúng con phần đông là bé tí cả, xấp xỉ chừng 12 tuổi trở xuống, như con thì đã chiếm số 10 rồi, chỉ còn năm anh nhơ nhỡ, có từ 16 đến 20 tuổi. Thế mà khi đã phát khùng lên, thì quyền lực nào cũng phải rút lui. Không có, thì chúng con chỉ có việc là chết thôi. Sự thật ra thì lũ bé chúng con còn có thể dựa vào công lý. Nên dù cho có đến thế nào đi chăng nữa, chúng con cũng không sợ gì hết..."

Sau bữa ăn trưa, mọi người sửa soạn hành trang và quyết định lên đường sau buổi chầu Thánh Thể. Các em lên đường và đến gần làng Ba câu; nơi đây, mọi chuyện vỡ lở... Văn thuật lại:

“Phía trước quan trương thúc mọi người chạy mau... Thế rồi chúng con cùng

chạy. Con xưa nay vốn là vào cái hạng chạy kịp xe đạp của cha xứ cơ đấy. Nhưng hôm nay không hiểu sao, con thấy hai chân nó cứ quýnh lại, chạy chậm hết sức! Gần tới làng Ngọc bảo, có làng Ba câu. Chúng con thấy có vài người lớn vừa chạy theo vừa vẫy tay gọi lại. Thấy thế, biết là cơ sự đã bại lộ, quan trương vừa kèm con, vừa hối thúc mọi người chạy nhanh lên... Con thì thấy hai chân mỗi lúc mỗi quýnh lại và đã hai lần ngã chúi đầu xuống đất. Tuy thế con cũng cố gắng chạy cho kịp anh em. Và để dễ bề tẩu thoát nhanh, con đành hy sinh gói áo xống đeo lủng lảng trên vai, vứt nó sang bên vệ đường để chạy cho mau. Con cảm thấy đã hết hơi, mệt không còn kịp thở, mắt con tự nhiên mờ đi, vì mồ hôi trán chảy xuống, vì cát bụi bám vào... Con đã kiệt sức. Và thảm hại, con là đứa bé đầu tiên ngã gục vào tay người đuổi bắt. Họ thấy con ngoi ngóp thở như người đang hấp hối và con đã bất tỉnh... "

Các anh lớn dư sức trốn thoát, nhưng vì tình đoàn kết, các anh đồng lòng cùng trở về Hữu bằng với các đứa bé. Sự việc này có lẽ làm động lòng cha xứ, nên người trở nên hòa dịu hơn!

“Bữa cơm chiều hôm ấy, cha xứ cho chúng con tráng miệng bằng kẹo lạc; cái

món mà các chị học trò cũng vẫn thường được dùng thừa thãi, nhưng đối với chúng con, thì chỉ có những dịp độc nhất như ngày hôm nay mới ngửi thấy mùi thơm thanh kẹo lạc “cụ” ban cho.

Trên thực tế, chẳng có gì thay đổi... và các anh lớn tuổi vẫn đòi ra đi. Cha xứ đồng ý. Và một số em được trả về gia đình... Riêng Văn, sau cuộc cãi vã nặng lời với cha xứ, bị gửi lên nhà xứ Thái nguyên cùng hai em khác. Dù sao, giai đoạn chờ mong đã đến, Văn rời bỏ Hữu bằng:

“Khi đã bước chân lên xe lửa, con thở mạnh một cái thật dài, rồi bắt đầu hát

bài: 'Mẹ ôi! Con cảm ơn Mẹ dường bao!... " Hai anh bạn cùng đi với con, thấy con có vẻ khiêu khích đời quá, họ bảo con:

- Người ta nhiếc mắng anh thế mà anh còn vẻ điềm nhiên được như thế à!

Con không trả lời, họ lại tiếp:

- Chắc anh không phải là một người biết cảm xúc, hơn nữa anh là một đứa mặt dày!

mà người ta sỉ nhục tôi. Nhưng bởi vì mặt tôi dày, nên người ta tát tôi, mà lòng tôi vẫn cứ sẵn một nụ cười tươi tỉnh... Tình đời là vậy!

Con may mà được Chúa sớm cho hiểu thấu lòng người đời nông cạn làm sao, con đã nhìn thấy ở nơi họ những cái thâm hiểm thật đáng gớm. Nhưng càng hiểu thấu tình đời nông cạn, càng thôi thúc bước con tiến sâu vào lòng Chúa! Con chỉ biết tin vào lòng Chúa và đời chỉ là một bài học làm cho con tín nhiệm vào lòng Chúa hơn”

Chắc chắn Claire de Castelbajac sẽ vui mừng hớn hở biết dường nào khi đọc được những giòng này... Bà đã viết: "Thiên Chúa mừng vui khi Ngài chiếm được nhiều chỗ trong linh hồn ta hơn là nơi nhân tính vô vọng của ta." Phải chăng đứa trẻ mười hai tuổi này đã đạt tới gần trạng thái mà các vị ẩn sĩ thời xưa gọi là "apatheia"! Một tâm trạng an bình thiêng liêng làm cho con người tuy không mất tuyệt đi những ham mê, những rung động tự nhiên, vẫn có thể chế ngự hoàn toàn các dục vọng, một khi sống kết hợp mật thiết với Chúa. Quả thật, sau này chúng ta sẽ thấy tuy Văn còn yếu đuối nhưng một cái gì mạnh mẽ đã trỗi dậy trong cậu: đó là một bước tiến trên con đường của Thiên Chúa.

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)