Chắc chắn Văn quan tâm đến tất cả những gì mới lạ. Được đi xe hỏa lần đầu tiên từ Bắc ninh đến Hữu bằng, Văn tọc mạch, tìm cách đến chỗ tài công đầu máy xe. Vì sợ cậu bé mò đi dễ bị té, mẹ Văn phải giữ chặt "ông bé" liều mạng vào lòng mình suốt cuộc hành trình. . .
Và đây, đã tới ga Hương canh... Hành khách còn phải cuốc bộ mấy cây số nữa mới tới Hữu Bằng...Văn kể lại cuộc tiếp xúc đầu tiên với dân chúng trong làng:
“Chúng con đến đầy với cách ăn mặc của người miền xuôi, nghĩa là dài và kín
đáo hơn. Thành thử vừa đến là dân làng kéo ra xem đông như kiến, nhất là trẻ con. Chúng con vào hầu cha xứ, rồi ở lại chơi đến hơn một tuần. Những người quen thuộc đối đãi với chúng con một cách rất niềm nở và tận tình, làm cho con vui, quên không còn tưởng gì đến nhà nữa; cái bệnh sợ của con, nhờ đó cũng chấm dứt...”
Đắc chí cười vui... và đắm chìm trong hạnh phúc ngây thơ! Tuy vậy, Văn không mất định hướng và để ý từng ly từng tí: nói rất ít mà quan sát nhiều:
“Trong những ngày lưu lại nơi đây, con vẫn chú ý xem xét tình hình tu ở trong
nhà xứ này như thế nào. Và nhất là con nhận xem cha xứ Nhã có nhân đức như mẹ nói không. Việc nhận xét để biết tình cảnh tu ở trong nhà xứ, thì con không thể rõ được, vì mẹ không muốn cho con đi đâu..."
Văn đúng là mẫu trẻ con giòng giống Việt nam, một dân tộc có đầu óc quan sát tỷ mỷ và khắt khe. Nhưng riêng trường hợp của cậu, Văn có lý do để quan sát kỹ lưỡng; vì sau này, khi sống chung với linh mục Nhã, Văn ân hận là đã quá tin tưởng vào người. Nhưng bây giờ không khí quả là hoan hỉ, và thời gian đi qua mau lẹ như ngựa phi trước cửa sổ. Một tuần lễ đã trôi qua ở nhà xứ Hữu bằng... và thình lình mẹ Văn quyết định trở về nhà! Rồi... một sự kiện bất ngờ xảy đến: bà mẹ nháy mắt với người chị họ, để trêu con mình, bà đề nghị cho Văn ở lại nhà xứ luôn. Nghiêm chỉnh, Văn chộp ngay cơ hội hiếm có này và bắt mẹ phải giữ lời. Quá bất ngờ ngạc nhiên trước thái độ đầy nghị lực của con mình, bà cải chính lời nói bằng cách thanh minh là nói đùa. Nhưng, vô ích, Văn đã nhất quyết và nài nỉ mẹ cứ về một mình! Cậu nhớ lại cuộc chia ly đau đớn ấy, xem như nước cờ quyết liệt.
"Thế là giờ mẫu tử chia ly. Lòng con không vấn vương một chút u buồn thương nhớ... Đó là lần đầu tiên và cũng là độc nhất trong đời, con có một thái độ cứng rắn nước một cuộc ly biệt mà nhẽ ra, nó có thể bắt tim con ngưng đập. A! phải có sức mạnh của ơn Chúa. Nếu giờ ly cách ấy, Chúa chẳng làm cho mạch tình cảm của con tê liệt đi, con dám chắc, con sẽ không có một thái độ cương quyết ấy..."
Vả lại, sự việc này lại sẽ được xác minh thêm về sau, vào lúc chiều khi Văn biết mẹ và dì Sửu đã trở về Ngăm giáo:
“Tim tôi vẫn dập bình thản, mắt tôi khô ráo, linh hồn tôi ngây ngất, tưởng như
mình đã theo gương Chúa Giêsu ở lại trong đền Thánh... "
Năm năm sau, chính mẹ Văn đã thú nhận với Văn là lúc đó, lòng bà tan nát, nhưng tay cầm chặt xâu chuỗi, bà đã phú dâng tất cả cho Trái Tim Chúa để Văn được ơn bền đỗ phụng sự Thiên Chúa đến cùng. Thật vậy, một điều gì mới mẻ, lạ lùng đã trỗi dậy trong người Văn. Sẽ còn nhiều nước mắt, nhiều yếu đuối vấp ngã trong đời mình, chẳng một điều gì có thể chặn đứng, có thể cản ngăn lòng quyết tâm tìm gặp kỳ được và vâng phục Thánh ý Chúa. Cũng như đối với Têrêxa, đó là một cuộc chạy đua, một cuộc hành trình vĩ đại mới bắt đầu, lòng đầy nghị lực cậy trông, nó lôi cuốn, nó nâng bổng con người trong Tình Yêu Thiên Chúa. Mới bảy tuổi đầu vị tông đồ ẩn dật của Tình Yêu đã đứng dậy. Nhưng Người thợ gốm còn phải gò nắn sản phẩm mình. Phải đi theo Chúa Gỉêsu trên con đường hẹp, con đường khiêm nhường để một ngày kia được giống Người trên thập giá...