Những thiên thần kháng chiến

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 69 - 74)

Lúc mẹ Têrêxa đi ngang qua xứ ấn độ, bà như bị sự quá cùng cực của dân chúng khuấy động lòng mình; lòng những mong muốn làm “một cái gì” để giúp đỡ, để cứu vớt dân tộc nghèo khổ này...

Văn cũng vậy, cũng một ước ao đó đối với các em trong nhà xứ Hữu bằng. Đứng trước cảnh khốn quẫn tinh thần và vật chất của các trẻ em, tâm hồn Văn bồi hồi xúc động. Văn tự nhủ: “Nếu trên thế gian này chỉ còn độc nhất một người để cứu vớt, tôi có bổn phận làm mọi cách, làm tất cả, để cứu vớt”, Vì vậy, Văn sẽ phải chiến đấu... Đàng khác, Văn nhận xét mình không lẻ loi trong thiện ý đó. Biết bao nhiêu đứa bé đang mong muốn thoát khỏi ách áp chế của những tên "to đầu, “anh chị"; sự áp bức ngày càng khốc liệt! Đối với các cô nhân tình của bọn "anh

lớn'!, của các thầy giảng, các thầy giáo và khốn nạn thay! của nhiều thiếu niên “lâu la”, tay chân của các "anh lớn”, bọn trẻ em phải kêu chúng bằng 'chị lớn"! Khi các chị lớn bực mình về chuyện không đâu, phải chăng bọn trẻ em thường lãnh vài ba cái "tát yêu” của họ? Quả là loạn rồi ! Nhưng có một điều lạ lùng: Không một "ả" nào dám đụng tới Văn! Vì vậy mọi sự việc sẽ xảy ra, sẽ phát động chung quanh cậu bé... Một buổi tối nọ, Văn bỗng trở thành linh hồn của cuộc chống cự. Sự việc như thế này:

“Một buổi kia, cả nhà ngồi nói chuyện chung quanh một ngọn đèn dầu. Mấy ông

thầy kẻ giảng chỉ vỗ đùi nói nhảm nhí với nhau không. Người nọ khoe cô nhân tình của mình “belle”(đẹp), người kia khoe nhà tôi "đu” (douce, hiền lành), ông kia lại bảo cô của tớ “bon ăng tê li giăng xơ" (rất thông minh)... Mà khi các ông kẻ giảng tán thì các chú bé phải ngồi im mà nghe, như nghe cắt nghĩa kinh bổn ở nhà thờ vậy! Thỉnh thoảng họ còn dỗ chúng con xem thử anh nào đã có hiểu tí chút nhân tình nhân ngãi …Bực mình, con đứng phắt dậy, đi ngay ra một cách khó chịu. Ông già thấy vậy, hiểu là con không ưa những truyện ấy! Vừa có ý để giữ thể diện, vừa dùng dịp để cám dỗ con vào câu chuyện, ông ta gọi giật con lại và tươi cười hỏi:

- Văn! đi đâu đấy? Lại anh giáo hỏi cái này.

- Dạ, con đi ra, vì con cảm thấy trong người khó chịu!

- Khó chịu gì? Phải chịu khó mà học những mánh lới yêu đi chứ...

Con buột cười, nhưng chúm miệng lại ngay, khiến họ cười rộ và tán thêm:

- Văn anh ta thánh chứ, đời nào thèm cưới vợ.

Con cắm đầu đi thẳng.

- Văn, ô hay! bảo khó nghe quá...

Ông già lại gọi con vào và tiếp tục bằng một giọng hết sức là cợt nhả, ông hỏi con:

- Văn có biết vú cô Ngoạn to bằng nào không?

Con tưởng trả lời một cách xằng như thế để cho ông cáu tiết mà đuổi con đi cho nó yên truyện... Thế nhưng ông lại cười và chế con một cách hóm hỉnh:

- A thế à ! Thế ra Văn cũng biết vú cô Ngoạn to bằng cái đầu của anh giáo, thế kể cũng là có biết!

Tụi họ lại cười phá lên như vỡ nhà. Con tức mình vừa đi ra vừa lẩm bẩm:

- Ông không thèm ngồi với chúng bay nữa...”

Đồng loạt, “nhóm thiên thần" cùng đứng phắt dậy, đi theo Văn... Từ đó, Văn trở thành “lãnh tụ” nhóm trẻ !

Hôm sau, Văn tập họp các em trong nhóm lại ở bìa rừng... và nhanh chóng phác họa những nét chính của cuộc chiến đấu:

“Từ nay kỷ luật phải được tôn trọng! Những người lớn đã hư thân; họ đã phế bỏ

kỷ luật. Song chúng ta không có quyền theo họ. Hết thảy họ sẽ bị Chúa phạt, nếu họ chẳng sửa mình”

Tất cả giơ tay lên tỏ ý tán đồng và gia nhập nhóm... Tất cả có sáu em, cương quyết, mạnh dạn đứng về phía "lẽ phải". Và... ngày hôm đó, nảy sinh “các thiên thần của cuộc kháng chiến” ! Về nhóm bé nhỏ này, Văn phát biểu:

“Con lấy danh hiệu ấy là vì con có ý kính và xin thiên thần bản mệnh hộ giúp

chúng con. Do đó, trong kỷ luật của chúng con, điều khoản thứ nhất là bảo anh em phải thành kính với thiên thần hộ thủ của mình. Ngày nào cũng phải nhớ đến Người và xin Người hộ giúp cho công việc của mình được kết quả. Ngày nào chúng con cũng có phiên họp bí mật ở ven rừng, để bàn định với nhau về những vấn đề cần phải phản đối. Có vấn đề chỉ nên tránh, có vấn đề cần giữ và nên giữ... Thường thường, những trường hợp phải kịch liệt phản kháng là những lúc cấp trên đi ra ngoài luật pháp, và dùng vũ lực để đàn áp anh em..."

Kháng cự để tồn tại, nhất là phải yêu thương...yêu thương. Yêu thương nhau để sống trong hạnh phúc của Thiên Chúa... "Các con hãy yêu thương nhau như Ta đã yêu thương các con." Văn rất hứng khởi, kêu gọi các em trong nhóm phát động một phong trào bác ái, chia sẻ:

“Những vấn đề cần giữ là tinh thần bác ái. Cái đó đã mất hẳn trong nhà xứ này.

nhau bất cứ bằng phương thế nào. Con cũng xin anh em bớt tiền quà. Số ấy hiếm lắm, nhưng giả như có, anh em nào cần, sẽ trích ở đó ra mà giúp đỡ...”

Cầu nguyện, chiến đấu thiêng liêng, yêu thương, bác ái... chia sẻ của cải: tình trạng này cũng chẳng mấy xa cách với cộng đồng tín hữu đầu tiên ở Jérusalem! Đó là tác động xây dựng của Chúa Thánh Thần... và việc đâm hoa kết trái Tin Mừng không phải đợi chờ lâu lắc:

“Không quá ba tuần lễ, lũ cậu bé trước kia nhút nhát, bẩn thỉu, ươn lười và hay

cãi cọ, nay trở nên hiền lành, chăm chỉ, sạch sẽ và đầy cương nghị. Họ đã biến thành những tinh binh của đội thiên thần kháng chiến. Và cũng không quá thời gian ấy, ảnh hưởng anh tinh thần của đội đã vượt qua bức tường nhà xứ lan rộng ra đến trường học, và cả đến hội đoàn nghĩa binh của nhà xứ nữa..."

Quả đúng vậy: "Nơi nào không có yêu thương, hãy gieo rắc yêu thương và ta sẽ gặt hái yêu thương”.

Thằng chó Văn"

Đoàn trẻ nhỏ bé "Thiên thần kháng chiến" ngày càng tăng trưởng tốt đẹp; tinh thần của đoàn, tinh thần tương thân tương ái, đạo đức, yêu thương chiếu rọi khắp nơi trong họ đạo... Sự chống cự đang phát triển, lòng yêu thương như lan tràn quá mau chóng của đoàn gây nên nhiều phản ứng mạnh mẽ...

Văn kinh hoảng nhận xét:

“Bông hoa chưa nở qua một ngày, cơn cuồng phong ghen ghét đã đùng đùng nổi

lên, và muốn lấy sức mạnh mà đè bẹp sự đẹp đẽ của nó vào đêm tối”

Kẻ thù nhắm ngay trung tâm mà đánh, cốt làm cho đoàn yếu hẳn di: một bạn thân tín của Văn đã phản bội! Cậu em này tên là Đoán. Tính nhát như cáy lại hay nghĩ vơ nghĩ vẩn, Đoán tố giác tổ chức nhỏ bé này với thầy giảng già:

“Nhưng chỉ vì tính nhút nhát quá lẽ, chỉ sợ nếu câu truyện sau có bị vỡ lỡ, anh

không chịu nổi đòn, nên tính rút lui trước và để tránh bị tình nghi, anh đã đem cầu chuyện tổ chức tố giác với ông thầy già. Và để được lòng ông thầy già, anh còn gán thêm cho con nhiều truyện khác con không có. Ví như gọi ông già là "con lợn", là "trạng rượu. Kinh tối xong, anh em chúng con bị ông già gọi lên buồng hạch tội. Việc này chỉ làm cho anh em chúng con đoàn kết hơn, quyết tâm

hơn... Từ hôm ấy trở đi, hễ anh nào đến trễ, dù chỉ một phút thôi, ngủ gật khi đọc kinh, hoặc phạm lầm lỗi, dù nhỏ đến đâu... thế là bị đòn bọng gần chết... “

Bọn anh lớn kiếm cách tấn công Văn; "thằng chó Văn" bị vào sổ đen, là thằng xấu xa nhất, phải bị trừng phạt đích đáng; cậu bé bị buộc tội làm đảo lộn trật tự trong nhà xứ, nhất là phá bĩnh các cuộc liên hệ tình ái giữa các anh lớn và các cô con gái trong họ đạo... Bọn họ sắp đặt mưu mô để đưa Văn vào tròng. Một kế mọn được bày ra... và nhân một buổi chiều nọ, vì chuyện vặt vãnh về viết lách về giấy bút và "việc xin phép xin tắc" gì đó ông thầy già đã có dịp để tấn công Văn...

Ông ta chụp cây roi mây, quất Văn lằn ngang lằn dọc, và nhảy tới mấy đứa trẻ trong đoàn "thiên thần kháng chiến" đánh tới tấp, túi bụi. Thấy thế, Văn quá đau lòng, và bằng một cử chỉ hy sinh cao cả, cử chỉ này báo trước cuộc đời hy sinh của Văn trong tương lai, Văn nhảy vào chịu đòn thay cho các em bạn!

“Thật thảm hại cho những anh em vô tội. Nhưng chẳng anh em nào oán thán

một lời. Riêng con, thấy các anh bị đánh một cách vô lý quá, con định lên tiếng phản đối tại chỗ. Nhưng vô ích, vì ông đã đánh họ túi bụi và chàng nể nang một chỗ nào trong thân xác. Vừa cảm phục, nhưng không tài nào dằn 1òng được con thấy trong mình có cảm giác muốn chết để bênh đỡ mấy anh em con. Rồi chẳng cần phải nói, con xông vào, xô ngã anh em và lấn họ vào gầm bàn để bao nhiêu roi ông già giáng xuống, chỉ có thể đập trên mình con..."

Văn hiến mình đỡ đòn và cố gắng chịu đựng, rốt cuộc roi mây của thầy già gãy mất, Văn quằn quại trong đau đớn! Bị thương cùng người, Văn ngã gục tại chỗ... Nhưng may sao, chuông đổ, báo hiệu giờ ra chơi?... Bạn bè vây quanh Văn, đỡ Văn dậy và tỏ ý chạy lên cáo báo linh mục Nhã... Nhưng Văn không đồng ý và cho các bạn hay Văn sẽ vào nhà thờ cầu nguyện:

“Từ nãy con vẫn cầm cự được với nước mắt. Nhưng khi vào nhà thờ, và vừa khi

đôi mắt con gặp thấy cái nhìn hiền từ ở nơi ảnh Mẹ Hàng Cứu Giúp, con liền phát khóc nức nở. Con đến ngồi trên một chiếc ghế dài trước bàn thờ Mẹ, và miệng chỉ có thể lặp đi lặp lại được một lời: Lạy Mẹ, đây là chiến thắng của con... đau đớn này là chiến thắng của con!... Rồi con khóc hu hu như không có ai trong nhà thờ cả... Vài ba ngày sau, những vết lằn trên người con mới lặn hẳn, nhưng con vẫn cảm thật đau. Một gia đình ở ngoài làng xưa nay vẫn có thiện cảm với gja đình con, gia đình chị Tiết. Nghe biết con bị đòn nặng, chị đã liệu cách thuốc thang và bổ sức cho con. Nhờ đó sức mạnh con mau lại và cảm

thấy khỏe hơn thường!"

Với cử chỉ cứu nạn, và có tính cách tiên bảo, Văn đã chiến thắng sự sợ hãi, chịu đựng đau khổ. Đó là "khúc quanh vĩ đại của cuộc đời Văn... Cuộc đời dẫn tới việc tử đạo, một tiến trình không quay trở lại được. Cũng giống như cha Yerzỵ Popieluszko, Văn đã xô ngã mọi chướng ngại để luôn luôn ở về phía Chiến Thiên Chúa.

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)