Sau năm tháng bị nhốt xà lim, Văn bị đưa qua khám lớn Hà nội. Bị giam chung với các anh em phản động khác, trong số có rất nhiều giáo dân và linh mục, Văn cũng được anh em trong Dòng viếng thăm và tiếp tế nhỏ giọt, vì luật tù cấm gặp. Vào cuối tháng 11.1955, một chàng thanh niên được thả về, đã giấu trong cổ áo nhiều mảnh thư của Thầy Marcel và ra lọt. Thầy Marcel báo cáo với cha bề trên các thử thách đã trải qua và nói lên quyết tâm không mảy may nao núng:
“Nếu con muốn sống, thật quá dễ đàng: con chỉ việc tố giác cha. Chắc cha biết
qua về phong trào tố khổ của những người “yêu nước", những người "cách mạng Việt nam” rồi chứ gì?... Ôi! Tinh thần yêu nước! ôi Cách mạng! Người ta đã nhân danh ngươi để phạm biết bao tội ác”
Thầy Marcel cũng viết mấy chữ cho cha linh hồn mình:
“Thời gian qua con đã phải chiến đấu rất nhiều và chịu đủ mọi khổ hình về tâm
não. Kẻ thù dùng nhiều mưu bắt con phải đầu hàng, nhưng chưa bao giờ con lại hèn nhát đến thế. Cũng có thể nói nếu con ham sống, thì ngày nay con không còn bị nhốt ở trong tù nữa. Nhưng kẻ thù lại không muốn để con chết một cách anh dũng và dễ dàng như thế. Cha hiểu con nói gì rồi. Cha cầu nguyện nhiều cho con, cách riêng cho các tín hữu Bắc Việt.”Tù 304 A.
(Thư 17. 11 . 1955 gửi cha A. Boucher)
Sau cùng, thầy Marcel gửi thư cho cô em gái Anna Maria Tế, nữ tu sĩ Dòng Kín Cứu Thế ở Canada:
“Trong Hỏa lò cũng như trong ái tình Giêsu, nó không có gì làm anh mất cái hỏa
khí của tình yêu và không có một sầu khổ nào làm tiêu diệt được nụ cười mơn trớn mà anh thường để ra trên khuôn mặt gầy yếu! Mơn trớn ai? Nếu không phải là Giêsu chí ái. Qua năm tháng bị nhốt trong phòng tối, người ta thường
gọi là “sà lim,” ngày nay anh được ra trại ngoài thoáng thoát hơn. Có nhiều vị linh mục cũng bị giam với anh , nhưng nay họ đã phân tán các vị ấy về địa phương cả rồi, không rõ số phận các vị ấy ra sao”
Văn cũng cho em biết, sức khỏe của Văn hiện nay rất đáng lo ngại. Trong mảnh giấy gửi lén lút. Văn viết vội ít chữ, và cũng báo tin được điều chủ yếu:
“Còn anh ngày nay chỉ còn là một xác chết biết thở. Anh yếu lắm! Nhưng, khổ
não vẫn chưa cạn, chén sầu còn đầy và còn nhiều gian lao chưa biết ước lượng làm sao. Nhưng còn tình yêu, tất nhiên, vẫn còn chí khí anh hùng. Anh là lễ vật của tình yêu và tình yêu là tất cả hạnh phúc bất diệt của anh”
Em Anne Maria thân ái của anh, đừng khóc, hay có khóc thì hãy khóc vì em chưa hy sinh đủ. Tuy nhiên, dù sao, anh cũng khuyên em đừng khóc, hãy nên vui vẻ dâng hiến Chúa hết một sự. Nếu Chúa muốn dùng dịp này để đưa anh về trời trước, em cũng đừng âu sầu, nhưng hãy vui sướng..."
Sau hết, lòng đầy lưu luyến nhớ thương, Văn nhắn gửi lời thăm gia đình:
“Xin em đưa tin cho thầy mẹ, và nói khéo để thầy mẹ khỏi phiền. Anh gửi lời
thăm thầy mẹ và các cháu... Còn bao nhiêu, về trời anh sẽ nói. Hãy cầu nguyện nhiều cho anh, để anh đủ can tràng phấn đấu cho đến cùng. Kẻ thù gian ác và rất quỉ quyệt! Họ có thể tiêu diệt được thể xác, nhưng không thể lay chuyển nổi tinh thần. Chúa nói ta đừng sợ..."
Vào tháng 7.1956, Văn lại bị hỏi cung và hai lần đưa ra trước tòa án Hà nội. Mỗi lần ra tòa, Văn thấy hằng ngàn người công giáo "cấp tiến" có mặt; họ được Chính quyền "mời tham dự” phiên tòa xử "ác ôn phản động" Văn. Sự kiện này làm cho người ta nhớ đến những việc mới xảy ra ở Trung Cộng.
Chính quyền độc tài vẫn có người công giáo ủng hộ, luôn luôn có người làm vì, có người đóng vai phụ để biện minh phần nào tội ác của nó! Nhưng không một ai có thể quên cảnh tượng một sinh viên bé nhỏ ngăn chặn thiết giáp xa trên Quảng trường Thiên an môn ở Bắc kinh. Em sinh viên chết...Nhưng hình ảnh em sống mãi.
Cũng thế, Văn chỉ loi ngoi một mình, trong giờ phút này, chống lại bộ máy pháp lý nặng nề, chực nuốt sống anh. Theo chứng cớ được biết sau này, Văn rất bình tĩnh và tự chủ trả lời rõ ràng và đúng lúc các chất vấn của tòa án. Lúc nào Văn trả lời quá đúng... hợp lẽ, tức thì bọn canh giữ bắt Văn phải im mồm! Tất cả lời
tố cáo nhằm buộc tội Văn về việc này: "Đã hoạt động tuyên truyền cho Tổng Thống miền Nam. Đối với quan tòa, "tội ác” đó có thể tha thứ được! Nếu Văn thú nhận, sẽ được tha ngay! Nhưng Văn trả miếng: - Tha thứ được hoặc không, điều đó ít quan trọng. Điều cốt yếu là: có phạm tội ác hay không. Tôi không thú nhận tội ác mà không bao giờ tôi phạm!
Trong phiên xứ thứ nhì, trước việc Văn khăng khăng không nhận tội, tòa cho là anh không có thiện chí, là ngoan cố, bướng bỉnh... Tòa tuyên án phạt Văn 15 năm tù. Phiên xử kết thúc...Bọn lính "gác" lôi Văn đi, nhốt vào !'nhà định mệnh"! Kiếp "tù cải tạo" bắt đầu.