Ông thầy giáo tàn nhẫn

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 31 - 34)

Sự hiện diện của Văn làm dấy lên nhiều xáo động trong hàng ngũ thầy giảng, nhất là các thầy biếng nhác, nguội lạnh. Có một người ghét cay ghét đắng Văn: đó là thầy giáo Vinh. Ngày nọ, thầy Vinh muốn làm chuyện tồi bại với bé Văn? Và cái âm mưu "hãm hiếp một em bé bảy tuổi", không bao giờ Văn quên được:

“Trong số các thầy kẻ giảng khô khan trong nhà cứ có một thầy ghét con một

cách đặc biệt. Thầy ấy ghét con, vì một lần (hồi ấy con mới bắt đầu vào tu) thầy ấy dùng con làm một việc (lỗi về điều răn thứ sáu) mà theo ý con, con nhất định từ chối... Và từ đó, con hằng tránh mặt thầy ấy. Đàng khác, con thì cứ được con là gương sáng hoài, mà thầy ấy cứ bị cha xứ khiển trách luôn, nên đã tức lại càng thêm ghét"

Từ đó, thầy Vinh trở nên tàn nhẫn đối với Văn. Trong cơn giận dữ mù quáng, thiếu suy nghĩ, thầy Vinh kiếm mọi cách để đàn áp, ức hiếp Văn. Trước tiên, đánh đập, hành hạ thường xuyên cậu bé, đến đỗi thân bé bỏng của Văn trở nên tiều tụy; roi vọt quất vào người Văn thành những vết thương đau đớn... da thịt

bầm tím:

”Vì là thầy giáo, thầy Vinh vẫn có quyền gọi con lên phòng riêng để sửa dạy.

Nên thầy ấy cứ lợi dụng gọi con lên phòng luôn. Mà lên để làm gì? Dạy kinh à ? Hay học chữ? Không, để tập tu cho con. Mà cách thầy tập tu cho con thì thầy ấy giao hẹn chỉ có một mình thầy ấy và con biết mà thôi. Cấm nói ra với ai, nhất là với cha xứ, mà hễ nói ra, sẽ bị chôn sống lập tức! Mỗi sáng, sau lễ, thầy ấy gọi con lên phòng để hỏi thăm về sức khỏe. Mà những câu hỏi thăm ấy thì thầy ấy nói thật to, đứng đến trên trăm thước cũng nghe rõ. Thế nào? Đêm qua em có ngủ được không? Có nhớ mẹ không? Thôi! Nhớ làm gì! Đi tu ý mà!... Sau một hồi hỏi, và yên ủi rõ to như thế, thầy ấy mới âm thầm chỉ cho con nằm xuống đất, và vút cho con một thôi roi mây, mà vừa vút thầy ấy vừa hét rõ to... Rồi ra lệnh bằng mắt:

- Cấm khóc!

Cặp mắt ốc nhồi của thầy ấy còn đáng ghê sợ hơn những roi đòn. Không lần nào nhìn thấy mặt thầy ấy mà con không cảm thấy một sự khiêu khích đáng ghét. Mặt tròn, hai má xệ; vành tai to, môi thì dày mà mũi thì tề; trên mép lại để một đường ria đen sì, coi như con sâu rọm bám vào lỗ mũi; đôi mắt tròn ẩn nấp dưới đôi lông mày rậm khiếp! Bộ tướng ấy cho liệt vào hạng độc tài Hitler mới thích hợp. Và đã có một lần thầy ấy hỏi con:

- Mày coi tao có oai không?

- Bẩm thầy oai lắm ạ!

- Oai như ai nào?

- Bẩm, oai như Hitler!

Thế là thầy vỗ đùi cười khanh khách, khen con có tài quan sát. Oai thì oai thật, nhưng có khác là cái oai của Hitler nước Đức làm cho các cường quốc Âu châu phải rùng mình, còn cái oai của Hitler cơm nguội này chỉ có cái tài là ăn hiếp trẻ con thôi! Thế mà cũng dám kể mình là oai! Thật mỉa mai! Mỗi lần đánh con xong và trước khi cho con đi, thầy ấy đặt ngón tay trỏ lên ngang miệng, nghiêm nét mặt, rồi trợn mắt ra mật lệnh:

Có lần thầy ấy nói với con:

- Nếu nói ra, tao sẽ chôn sống'!..

Sau một tuần chịu đựng chế độ độc ác đó, thân xác Văn biến thành "ngọn lá khô!" Lưng dưới sưng vù lên, lằn ngang lằn dọc; mông muốn làm mủ; ngồi không được, nằm ngửa cũng không được ! . . .Trong thánh đường, Văn phải quỳ gối từ đầu đến cuối buổi lễ; quỳ xuống, đứng dậy, bước đi... mỗi động tác là một cực hình! Vào bàn ăn, Văn phải ăn đứng! Đêm đến, không chớp mắt được. Và đêm nào cũng như đêm nấy: Thức trắng ! Tuy đau khổ cùng cực như thế, Văn không hề hở môi than vãn, và cố gắng tránh né sự để ý của mọi người... Cậu bé nhớ đến lời hăm dọa của thầy Vinh... Văn run sợ, kinh khiếp... rụng rời tay chân mỗi khi hình dung lại dáng người và tướng mạo của "con người tàn nhẫn ấy". Sau này, khi thầy Vinh bị đuổi ra khỏi hàng ngủ thầy giảng. Văn khôi hài nhận xét: "Em còn nợ thầy ấy vài chục ngàn roi mây nữa.”

Hai tuần lễ trôi qua... cậu bé kiệt sức, nhưng vẫn gắng gượng cho qua... Một hôm, chị giặt ủi của nhà xứ thấy những vết khả nghi trên quần áo Văn, vặn hỏi thì cậu bé chỉ im lặng, tỏ vẻ sợ sệt. Chị ta đem tất cả trình báo cha xứ. Người cho gọi Văn đến, bắt cởi áo quần để người kiểm soát. Người kinh hoàng nhận thấy những lằn roi mây chi chít trên thân thể Văn. Người chớm hiểu và lập tức tập họp tất cả học trò và thầy giảng lại để tìm tên hung ác, tên "đao phủ”. Trần truồng đứng trước mặt mọi người, Văn bẽn lẽn, mặt mày tái mét... và chờ đợi... Tên thầy giáo Vinh đoán biết sự việc đã lộ bèn lẩn trốn... Và khi cho lệnh giải tán đám học sinh và thầy giảng, cha xứ ngồi một mình suy tư...Người đã hiểu mọi sự việc! Từ lúc đó, linh mục Giuse Nhã cấm các thầy giảng không được gọi cậu bé vào phòng riêng nữa... Văn được săn sóc chu đáo.

Cơn giông tố thứ nhất đã qua...

Tòa án nhân dân"

Sau cơn bách hại đầu tiên đó, lại xảy đến một cuộc bách hại khác, có tính cách tập thể hơn...Lợi dụng thời gian vắng mặt của cha xứ, bọn thầy giảng lập... một phiên tòa, mệnh danh "tòa án nhân dân" để hạ nhục, để đưa Văn ra làm trò cười: bị cáo là bé Văn, tên học sinh “không ai ưa", “không ai muốn dung nạp”. Ông Vinh, lại thầy Vinh!, được bầu làm chánh thẩm! Chiều đến, sau buổi kinh nguyện ở nhà thờ, phiên tòa được khai giảng. Văn thuật lại cảnh tượng nhục nhã đó:

“Thầy giáo tập tu cho con (thầy Vinh) được bầu làm cụ tiên chỉ, đứng đầu việc

xét xử? Tòa án bao giờ cũng họp vào lúc sau nhà thờ đọc kinh tối. Khi đem con ra trước tòa án nhân dân, họ lột hết áo quần của con, rồi bao cho một chiếc khố bằng bẹ chuối, nhưng cũng có hôm không có bẹ chuối. Trước sự bẽn lẽn của con, các thầy ấy còn tán tỉnh: Các thánh tu rừng ngày xưa còn chả có bẹ chuối mà mang cơ. Nhưng họ chỉ bày chuyện ra để bắt con làm trò cho vui. Bao giờ các thầy ấy cũng hỏi con về những điều lăng nhàng bẩn thỉu, nghe đến phải giùng mình lên. Nhưng bao giờ con cũng nín thinh, hoặc thưa vắn tắt:

- Con còn nhỏ, chưa bao giờ được nghe những truyện bẩn thỉu ấy..."

Quả thật! Văn giống Chúa Kitô một cách lạ lùng. Trước mặt những kẻ nhạo báng mình: cũng sự trần truồng ấy, cũng sự chịu đựng ấy, cũng sự thinh lặng ấy... Sau cùng, án lệnh được tuyên bố: Mỗi bữa, chỉ được ăn một chén cơm với nước lã, ngồi chung với con chó. Hoặc là bỏ rước lễ hằng ngày, hoặc là bị đánh ba roi.

Trước bản án quái dị đó, trước sự bất công bỉ ổi đó. Văn òa lên khóc, nhưng không lùi bước. Đức Trinh nữ Maria luôn luôn bên cạnh Văn: “Nhờ Mẹ che chở, hằng ngày tôi đóng thuế ba roi để được diễm phúc kết hợp với Chúa Giêsu”

Ít lâu sau, căm tức vì sự chống cự của bé Văn, thầy Vinh thử lặp lại hành động bỉ ổi của mình, nhưng Văn chống cự kịch liệt.

Ngay tối hôm ấy, thầy Vinh triệu tập phiên tòa lại một bản án mới: "Từ nay, cấm rước lễ”. Văn phản dối kịch liệt và chống lại bản án của “hội đồng". Tình hình căng thẳng. Tất cả xông vào đánh đập Văn túi bụi. Sau trận “đòn hội đồng" ấy, Văn ngã quỵ! Rồi bọn người vô lại ấy trói ngồi 'Văn trên giường; tiếp đó lại vặn hỏi cậu bé nhiều vấn đề khúc mắc về Bí tích Thánh Thể. Văn trả lời cho có, gọi là, cho qua... Nhưng, có một điểm làm cho Văn bối rối... có thể làm lung lay quyết tâm của Văn; bọn người nói trên chỉ trích, phê phán về việc Văn dám liều lĩnh rước lễ hằng ngày. Việc này ám ảnh Văn, làm cho cậu bé thắc mắc và cuối cùng thực sự bối rối, một sự bối rối chưa từng xảy ra...

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)