Lại trốn đi và trở lại Hữu bằng

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 49 - 54)

Chỉ vài ngày thôi cũng đủ cho Văn nhận thấy nhà xứ Thái nguyên giống hệt nhà xứ Hữu bằng. Cậu bé lại quyết định trốn đi để trở về gia đình.

Sau hai ngày cuốc bộ, Văn về đến làng Ngăm Giáo thương mến của mình. Vừa vui mừng, vừa lo sợ cậu bé tự hỏi: rồi đây cha mẹ sẽ phản ứng ra sao? Về cuộc trốn thoát của cậu, chắc chắn cha mẹ sẽ vặn hỏi nhiều điều! Thế nào cũng khó xử đấy... nhưng thôi, đã lỡ rồi, cũng đành nhắm mắt đưa chân và giao phó mọi việc trong tay Mẹ...

“Vừa bước chân vào đến cổng, thoạt trông thấy con thân hình tiều tụy, bẩn thỉu;

áo quần tả tơi, mặt mũi lấm lem, tay chân rám nắng, thầy con có lẽ đoán ngay ra sự thật, là con đã trốn. Thầy con lên tiếng mắng nhiếc om sòm, và xua đuổi con như một đứa ăn mày”

làm cậu uất ức và tủi thân là sự xua đuổi của cha mẹ! Ngồi trong một xó nhà, Văn khóc tức tưởi! Chỉ một mình cô em gái Anna Maria Tế rất thương xót cậu:

“Có lẽ em Anna Maria không biết đến nông nỗi cay cực của con... Nhưng em rất

thảm hại, khi thấy con vừa về. Thân thể đã tiều tụy mà còn bị mắng mỏ thậm tệ như thế. Em không nỡ lìa anh; từ lúc gặp lại, em cứ ôm choàng lấy con, vỗ về, hôn hít, dụ dỗ con nín đi, đừng khóc nữa.”

Dỗ ngon dỗ ngọt, Anna Maria vuốt ve, nựng niu anh, nhưng vô ích... Cậu bé vẫn khóc đến nỗi mắt sưng húp lên và tai họa thay, một trận đau mắt lại hoành hành, bắt buộc Văn phải ở trong bóng tối suốt tám ngày liền! Dịu dàng, âu yếm, mẹ Văn lo thuốc thang cho con hết mực chu đáo! Cuối cùng đã đưa cậu bé trở lại Hữu bằng. Bà không thể tin được những gì Văn thuật lại về linh mục Nhã và nhà xứ.

Sau ba ngày ở "nhà Chúa", mẹ Văn đã thay đổi quan điểm và kín đáo phàn nàn về tình hình nhà xứ với cha xứ. Nhưng vì tình cảnh gia đình khốn đốn, bà không thể cho Văn trở về Ngăm giáo. Lòng tan nát, bà đành khuyên con cầu nguyện và trông cậy, đồng thời hứa với con là sẽ kiếm nơi khác để gởi gắm con tập tu làm linh mục.

“Nói rồi, mẹ đặt một cái hôn trên trán con, xin con quay trở lại nhà xứ. Rồi mẹ

mau bước tiến về phía ga. Con thổn thức nhìn mẹ sang đò, và mãi cho đến lúc thấy bóng mẹ khuất trong đám rừng Nội, con mới chịu lui bước trở về nhà xứ. Lòng chua xót như bị xé đôi!”

Vừa về tới nhà xứ, Cha Nhã gọi Văn lên phòng và cho cậu biết là mọi việc sẽ lại bắt đầu như trước...Dù đau khổ tột độ, Văn bình tĩnh tiếp tục công việc như cũ.

Thoát

Hai tháng lặng lẽ trôi qua... Bỗng một ngày nọ xảy ra biến cố: Năm 1940... trên toàn cõi Đông Đương, tình hình rất căng thẳng giữa Pháp và Nhật. Diện đối diện, hai quân đội vẫn chơi trò chiến tranh tâm lý. Không khí nặng mùi chiến tranh! Và các em nhỏ trong nhà xứ dựa vào đó để chơi "trò chiến tranh giả”. Trò chơi này rất thích hợp với tuổi các em. Văn được cử làm tướng Nhật. Với đạo quân của mình, đã nhiều lần Văn lập được chiến thắng vinh quang. Một buổi nọ, hai bên đang điều quân khiển tướng quyết đánh nhau một trận ăn thua đủ, để rõ mặt anh hùng... Bỗng đâu một chuyện bất ngờ xảy ra, làm đầu giây mối nhợ cho

sự phát động mọi việc... Văn kể lại:

“Cuộc chơi đang vui và đang có trớn. Không may một anh "cậu lớn" đi dạo làng

về sớm, thấy lũ bé chơi nghịch dại dột. Cậu ta sừng sộ tiến thẳng về đống rơm cạnh rừng la mắng om sòm! Thấy vậy con nói một câu khôi hài cho cậu ta cười để khuây nóng đi... - À “Mexừ" đi không gặp được bà đầm hay sao mà coi bộ nóng nảy thế?

Mấy anh làm Nhật (giả) phát lên cười khích khích. cậu lớn" cũng cười nhưng lại làm nghjêm ngay và nói với con:

- Thằng! Chỉ láo toét!

- Toét... Chả biết ai toét đây! Tối hôm qua chả biết đứa nào bá vai đứa nào! Ở xó cổng nhà khách ấy lại còn ...toét!

Lũ Nhật non lại nao nao nói tướng lên rằng:

- Ê! quả tang nhé! Quả tang nhé...

- Thằng khỉ Văn, trẻ con với mày đây à.

Con nhíu lông mày, nhảy xuống ngựa, rút trong túi ra một bộ râu "ghi đông" giả, cắm vào hai lỗ mũi, rồi con đáp:

- Chắc gì anh đã có râu như tôi mà anh dám bảo tôi trẻ con.

Cậu lớn thấy vẻ ngộ nghĩnh, phát phì cười. Nhưng lại lập nghiêm ngay, cậu ta sấn lại gần con hạch:

- Mày gọi ai là anh? Và xưng tôi với ai đây?

- Ai gọi tôi là thằng và xưng tao với tôi trước?

- Tao đây.

Và không để cho con trả lời, cậu ta lên mặt lớn nói ngay với con:

- Muốn sống đem nộp pháo và diêm đây.

- Tao phải chơi với mày à?

- Thế thì tôi cũng nói thật với anh, tôi không đưa.

- Thật không?

- Thật. Anh lấy quyền ai?

- Quyền tao.

- Quyền của anh có ở ngoài chuồng ngựa ấy...

- Thật chứ?

- Ừ đấy

- Quân chó Ngăm, chơi dại, người ta bảo lại còn bướng.

- Anh bảo gì? Anh có muốn chơi pháo, xin thì tôi cho, chớ anh lại làm ra cái bộ mặt ông lớn đi ăn hiếp, thì có chấp tay lạy tôi cũng chẳng cho. Tồi lắm đấy. Cứ tưởng mình lớn là cứ muốn hiếp tróc ai cũng được.

Nói rồi con quay nói với quân đội của con:

Anh em tiếp tục...

Quân Pháp nhân cơ hội, lại lùi về sân chiếm lại căn cứ. Nhật phải kéo quân về kháng chiến. Nhưng đại tướng đã ra lệnh không bắn súng nữa..."

Thật ra, Văn nói đúng. Các em có quyền đùa giỡn tập trận giả; và anh chàng lớn tuổi kia hoạnh hẹ, rõ là thối! Lúc đó anh chàng lớn tuổi bị bẽ mặt, đâm nổi hung, đấm đá Văn túi bụi, các em khác hoảng sợ chuồn mất. Đến tối, sự việc đã được báo cáo chi tiết với ông thầy giảng già, con người hiểm hóc độc ác! Tình thế rất bất lợi cho Văn. Và một lần nữa, bọn khốn nạn, nhân cơ hội, tính trả thù Văn. Quá tủi phận và quá bất mãn, Văn quyết định lại ra đi ngay sáng hôm sau! Bởi thế, vào giờ thức dậy, Văn cáo ốm và nằm liệt giường... Và... Văn thưa với Mẹ Maria và nói với thiên thần hộ mệnh Văn nhất quyết trốn đi... và giao phó mọi việc trong tay các Đấng. Văn, tuy còn nhỏ, mà rất tinh khôn, ranh mãnh đã áp dụng chiến thuật "gậy ông đập lưng ông" để thoát ly:

“Có một anh hay nịnh cha xứ đặc biệt, anh cũng là chân thông tin số một giữa

các chị học trò và những "cậu lớn". Mặc dầu, con cốt nói cho anh ta hay ý định của con để cho việc đi trốn của con có kết quả. Con đã định kế trốn với một mưu khôn hết sức nực cười là để cho người đuổi chạy trước người trốn, và người trốn sẽ nấp sau lưng người đuổi bắt. Con đã tính con sẽ ẩn nấp trong nhà này cho đến khi nào thấy có người đuổi bắt rồi con mới trốn theo sau họ. Bởi vậy con cần nói trước với anh thông tín viên để nhờ anh ta phát thông ngay cho, khi thấy con không còn nằm tại giường nữa”.

Mọi việc đã tuần tự diễn tiến như dự tính. Thay vì khởi hành trốn đi, Văn ẩn mình trong lùm cây rậm, bình tĩnh sốt sắng lần chuỗi. Rồi, cậu bé leo lên cây cao thật rậm để chắc ăn hơn. Từ trên cây cao, Văn quan sát tỷ mỹ và nhận được ra những kẻ đuổi bắt cậu cho đến khi vắng bóng người... yên tĩnh hoàn toàn. Văn hồi tưởng lúc ấy và thích thú kể lại:

“Mặt trời từ từ lên cao. ánh nắng xuyên qua khe lá chiếu dọi vào tận mặt con.

Đàn chim ríu rít bắt đầu dọc kinh mai. Lòng bỗng trở nên khoan khoái, con không còn cảm thấy một mối lo buồn nào đặt trên tư tưởng của con hết. Giờ đây con tưởng như mình đã thoát nạn và con bắt đầu làm dấu thánh giá và đọc kinh mai”

Đột nhiên, Văn thấy có dáng người đi tới bến đò. Chính là thằng "cậu lớn" đã đánh Văn hôm qua. Chắc là hắn tính chộp Văn khi bước chân lên tàu 8 giờ, chạy về hướng Nam. Qua phà, Văn theo thẳng hắn cách quãng xa xa... ở tại nhà ga, Văn dùng mưu đánh lừa thằng "cậu lớn" như trong tiểu thuyết phiêu lưu:

“Đợi chừng anh kia tới ga, con theo hút ngay và nấp sau hàng rào cây rậm rạp

bên cạnh đường xe lửa, phía sau nhà ga. Ở đây con cũng nhận thấy rõ mọi cử chỉ tìm kiếm của anh cậu lớn. Anh ta luống cuống chạy đi hỏi thăm người nọ người kia, có thấy một chú bé nào, trạc 12 tuổi, người nhỏ nhắn đến đây đợi tàu xuôi không? Anh ta còn chạy vào nhà ga, xin ông xếp ga, cho nhân công Sở Hỏa xa chú ý hộ, hễ thấy thằng bé nào như anh ta thường tả, bước lên chuyến tàu xuôi này, thì giữ lại giùm. Không may, tàu xuôi hôm nay đến trễ. Chuyến tàu ngược đến trước. Con hiểu ý anh “cậu lớn” chỉ chăm chú vào chuyến tàu xuôi, nên con nhảy phắt lên chuyến tàu ngược Vĩnh yên. Tầu xuôi vừa đến, tàu ngược chuyển bánh ngay. Thế là con thoát nạn!... "

Thắng cuộc. Văn trốn thoát thành công! Nhưng phải trả giá bằng biết bao hồi hộp!

Một phần của tài liệu eBookThayMarcelVan (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)