Đường phố Bắc ninh chẳng còn an toàn cho cuộc sống lang bạt của Văn nữa. Đã hai lần, cậu bé suýt bị người quen nhận ra. Văn quyết định rời khỏi Bắc ninh, đi ăn xin nơi khác. Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, cậu bé chọn cách ăn xin trên tàu hỏa.
“Theo con nghĩ thì chỉ có cách ăn xin trên các toa xe lửa là dễ tránh người quen
nhất. Bởi vì giờ nay con ở đây, nhưng một vài giờ sau con đã ở chỗ khác! Và một ngày con có thể đổi chỗ nhiều lần. Con áp dụng phương cách mới và con đường đi lại của con cũng chỉ từ Bắc ninh tới Hà Nội, lộn về Bắc ninh. Tối trên con ngủ ở Gia lâm, trên những toa xe không... Tuy con phải tránh mặt người quen, nhưng ngày ngày con vẩn cố gắng đành dụm lấy chút ít tiền xin được để lấy một vé xe về nhà Bá. Bây giờ con chỉ còn thể hy vọng về nhà Bá, người có thể giúp con và lo lắng cho con thay cho gia đình... Con chỉ mong về nhà Bá Khánh, nhưng chẳng khi nào con để ra được một xu, ngày nào sống qua ngày nấy. Có ngày con không đủ để sống nữa, đi ăn xin trên các toa xe không phải là điều dễ. Luôn phải đề phòng cho khỏi gặp người kiểm vé. Nếu vô tình mà bị bắt gặp, ít ra cũng được năm cái bớp tai với vài cái mũi giày vào đằng sau, lại còn bị nhốt tù không chừng!... Tuy nhiên, con vẫn phải sống, vẫn cứ như phải sống cho qua lần qua hồi... Hy vọng một ngày có thể liệu được vé về quê Bá...”
Một lần nọ, mưu kế kể như bị bại lộ, may mà Văn thoát, vừa sát nút, khỏi tay một ông kiểm vé rất hung dữ ở ga Hà nộỉ... Thật quá rõ ràng: rất khó ăn xin trên các toa tàu hỏa.
Nhưng một ngày kia, Văn quyết định trở lại Hữu bằng: suốt gần nửa tháng, sống rày đây mai đó, Văn cần có quần áo sạch sẽ và một ít tiền. Cậu bé nhớ là đã giấu trong rương của mình ở nhà xứ Hữu bằng... Phải thu lại số tiền và quần áo!... Thế là phải trở lại Hữu bằng.
Đến nơi, Văn muốn giấu mặt không để ai biết mình... Hai chân bước thật nhanh, mặt cúi gầm, ra vẻ hối hả, bận rộn công việc gấp gáp. Không may cho Văn, một em bé quen nhận diện được... la lớn lên... kêu gọi các em khác nhảy bổ vào người Văn... các em reo hò inh ỏi:
- Nào là Văn của chúng ta đây. Ông đại tướng của chúng ta đây!
Thôi! đã đến cơ sự này thì cũng đành nhắm mắt đưa chân... Hôm sau, Văn thú tội và xin lỗi cha xứ. Tuy vậy Văn vẫn nhất quyết trốn về nhà Bá Khánh, và phải trốn đi ngay...
Hai tuần lễ sau, Bá Khánh dẫn Văn về gia đình. Tình thế ở nhà căng thẳng tột độ... Văn lại phải sống như trải qua khổ nạn Calvariô...
“Con còn nhớ rằng từ ngày con về nhà, tình đầm ấm giữa gia đình đối với con
cũng chẳng khác gì một đứa con rơi! Nhà con đã nghèo: nửa phần đất phải đem đi đợ. Tuy thế, thầy con vần điềm nhiên sống trong sự sung túc; thầy Văn có tiền đi đánh bạc... Nhưng các con của thầy không có đủ tiền để sống! Cả nhà ai nấy đều phải làm việc để nuôi thầy và lo cho có tiền để thầy đi chơi!... Còn mẹ thì không cần phải nói: mẹ là cột cái chống đỡ gia đình. Mẹ còn thì gia đình cũng còn, mẹ sống thì gia đình còn sống, ấm no của gia đình là do một mình mẹ điều khiển; mẹ chẳng có tài nghề gì cho lắm. nhưng nước mắt mẹ là sức sống của gia đình! Lòng mẹ thì bao giờ cũng là lòng mẹ. Nhưng con nhận thấy mẹ rất bất mãn về việc con trốn. Và đã phạt tội con, mẹ đã xử với con như không phải là con của mẹ. Từ bấy giờ, cửa lòng con khép kín lại, chẳng bao giờ con dám hở răng nói một lời thân mật gì với mẹ. Chỉ có những giòng nước một trong đêm trường cho con gửi nỗi niềm vào thời gian... "
Bấy giờ cứu cánh duy nhất của Văn là chị Lê:
“Non một tháng sau, con không còn đủ can đảm sống ở gia đình nữa! Dạo ấy lại
được chị Lê am tường cảnh ngộ. Chị cũng nhận thấy cảnh gia đình buồn tẻ, nên thuốn tìm nơi an trú để tu thân tích đức. Hai chị em tâm đồng ý hiệp, rủ nhau đi tu cho yên chuyện...”
Quả là một sai lầm nguy hại! Sau một cuộc truy lùng đuổi bắt rất sôi nổi, người cha đã theo kịp hai đứa con và... hành chúng bằng cách bắt cuốc bộ trên hai chục cây số... để trở về nhà!