Nội dung điều chỉnh của pháp luật về kiểm tra sau thông quan hiện hành

Một phần của tài liệu Đào Thị Hoa Sen_Luan an (Trang 92 - 97)

3.2.1. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về kiểm tra sau thôngquan hiện hành quan hiện hành

Thứ nhất, quy định về nguyên tắc tiến hành KTSTQ:

Theo chuẩn mực quốc tế và pháp luật của hầu hết các quốc gia, KTSTQ trên nguyên tắc quản lý rủi ro là xu thế tất yếu của quản lý hải quan hiện đại. Là thành viên của WCO và Hải quan ASEAN, Việt Nam đã nội luật hóa nguyên tắc quản lý rủi ro trong tất cả các hoạt động thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan và KTSTQ. Quản lý rủi ro được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ và nhất quán về phương thức quản lý, hệ thống thông tin từ khâu trước thông quan, trong thông quan và sau thông quan nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu [67, Điều 16]. Thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTSTQ tạo

nên cách thức quản lý chiến lược giúp Hải quan Việt Nam tiệm cận với yêu cầu, tiêu chuẩn của cơ quan hải quan hiện đại, không chỉ để tránh và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại mà còn hỗ trợ trong việc xác định và xử lý các yếu tố tích cực, thuận lợi trong mơi trường hoạt động hải quan.

Việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTSTQ được quy định ở những nội dung: Xây dựng, quản lý hồ sơ đối tượng rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu; Phân tích, xác định trọng điểm trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu để thực hiện KTSTQ trên cơ sở đặc điểm, tính chất, xuất xứ, chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thứ hai, quy định các trường hợp KTSTQ: Theo quy định hiện hành,

KTSTQ là hoạt động thường xuyên của cơ quan hải quan, được thực hiện trong ba trường hợp: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; Kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro đối với trường hợp khơng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Kiểm tra tuân thủ pháp luật của người khai hải quan [67, Điều 78].

Thứ ba, quy định các hình thức KTSTQ: Pháp luật về KTSTQ quy định

2 hình thức KTSTQ, tương ứng với mỗi hình thức là các quy định về phạm vi, nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra. Cụ thể

- Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan: là trường hợp kiểm tra tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục đối với hồ sơ hải quan có dấu hiệu vi phạm trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thơng quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố vơi hồ sơ hải quan có dấu hiệu vi phạm và trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra là Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan. Phạm vi, nội dung kiểm tra: hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu; thời gian thực hiện kiểm tra trong 5 ngày làm việc.

- Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan: là trường hợp kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối với tờ khai xuất nhập khẩu trong phạm vi 5 năm kể từ ngày hàng hóa được thơng quan. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục KTSTQ, Cục trưởng Cục Hải quan; Phạm vi, nội dung kiểm tra: hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện; Thời gian tiến hành kiểm tra trong 10 ngày làm việc.

Trong quá trình xây dựng Luật Hải quan 2014, có quan điểm cho rằng khơng nên quy định KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan. Lý do quan điểm này đưa ra là để đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, tránh việc doanh nghiệp phải mang các hồ sơ, chứng từ, tài liệu, sổ sách đến cơ quan hải quan kiểm tra Theo quan điểm này, việc KTSTQ sẽ được tiến hành chủ yếu tại trụ sở người khai hải quan.

Xuất phát từ các chuẩn mực pháp lý quốc tế cũng như kinh nghiệm hải quan các nước với việc KTSTQ là hoạt động kiểm tra thường xuyên của cơ quan hải quan được tiến hành khi hàng hóa xuất nhập khẩu đã thơng quan, Luật Hải quan 2014 được xây dựng giữ nguyên 2 hình thức KTSTQ tại cơ quan hải quan và tại trụ sở người khai hải quan. Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, việc KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan chỉ yêu cầu kiểm tra đối với hồ sơ hải quan và chứng từ liên quan mà khơng u cầu kiểm tra sổ sách chứng từ kế tốn. Quy định này phần nào tháo gỡ hạn chế trước đó cho các doanh nghiệp trong tiến trình KTSTQ, nhưng lại khơng đảm bảo đúng bản chất của KTSTQ là kiểm tra hồ sơ, sổ sách chứng từ kế tốn để có thể nhìn tồn cảnh giao dịch trong hoạt động mua bán ngoại thương.

Thứ tư, quy định nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan, người khai hải quan trong KTSTQ: Xác định nhiệm vụ và quyền hạn của cơng

vì nó ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, nên để đảm bảo tính minh bạch, pháp luật về KTSTQ hiện hành đã luật hóa quy định về những quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, cơng chức hải quan trong q trình KTSTQ:

- Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan: Người khai hải quan có nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thơng quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai; xuất trình hồ sơ, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác hồ sơ, chứng từ liên quan khi được cơ quan hải quan yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ, chứng từ đó;chấp hành yêu cầu KTSTQ và các quyết định xử lý của cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền; Có quyền từ chối cung cấp thơng tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin tài liệu thuộc bí mật nhà nước; Nhận bản kết luận kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung bản kết luận kiểm tra, bảo lưu ý kiến trong bản kết luận kiểm tra.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan: Trong trường hợp KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan, pháp luật về KTSTQ hiện hành quy định nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan cụ thể ở nhóm cơng chức có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra và nhóm cơng chức thực hiện kiểm tra, đảm bảo việc ban hành quyết định kiểm tra và thực hiện kiểm tra theo đúng quy định, trình tự luật định và không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đối tượng kiểm tra.

Những quy định này đảm bảo được sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế vì tính cơng khai, minh bạch, luật hóa trách nhiệm, quyền hạn nghĩa vụ của bên kiểm tra và đối tượng kiểm tra trong quan hệ pháp luật về KTSTQ. Điều này có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền và lợi ích cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp, của công chức hải quan trong quá trình thực hiện KTSTQ. Tuy nhiên, luật hiện hành cũng chỉ mới quy định về nhiệm vụ quyền hạn của công chức hải quan trong KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan mà đang bỏ ngỏ

việc quy định nhiệm vụ quyền hạn của công chức hải quan trong trường hợp KTSTQ tại trụ sở hải quan, trong khi KTSTQ tại trụ sở hải quan xảy ra khá phổ biến, dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ năm, quy định xử lý kết quả kiểm tra: Việc xử lý kết quả kiểm tra

là cơ sở tạo nên các hậu quả pháp lý của KTSTQ được pháp luật hiện hành quy định ở những cách thức như sau:

- Kết luận doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật: Trường hợp thông tin, chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung khai hải quan là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận.

- Xử lý theo quy định của pháp luật thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, gồm: Truy thu thuế; Hồn thuế; Xử lý vi phạm; Cưỡng chế thực hiện trong trường hợp người khai hải quan không chấp hành các quyết định xử lý của cơ quan hải quan; Khởi tố vụ án hình sự đối với tội bn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hoặc chuyển hồ sơ có dấu hiệu hình sự cho cơ quan có thẩm quyền.

- Cập nhật, tích hợp kết quả KTSTQ vào phần mềm quản lý để đảm bảo thực hiện những liên quan đến ưu đãi trong thông quan và thông tin quản lý rủi ro đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là điểm ưu việt của q trình kiểm sốt bằng quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi các thông tin rủi ro trong thơng quan, sau thơng quan được tích hợp vào các hệ thống phần mềm để thực hiện quản lý nhằm đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi thương mại và nâng cao khả năng kiểm soát của cơ quan hải quan.

Thứ sáu, quy định giải quyết khiếu nại khiếu kiện đối với các quyết định hành chính phát sinh trong hoạt động KTSTQ:

- Khiếu nại: Theo pháp luật hiện hành, khi có căn cứ cho rằng các quyết định hành chính phát sinh trong hoạt động KTSTQ (như quyết định ấn định thuế, quyết định xử lý vi phạm, quyết định cưỡng chế...) là trái pháp luật, xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khai hải quan đề

nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính đó [64, Điều 2]. Trình tự khiếu nại như sau: Khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính; Khiếu nại lần hai đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính nếu người khiếu nại khơng đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết [64, Điều 7].

- Khiếu kiện: Trong trường hợp các quyết định hành chính phát sinh trong lĩnh vực KTSTQ nêu trên bị kiện, thì cơ quan hải quan sẽ tham gia tố tụng hành chính với tư cách là người bị kiện và thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong vụ án hành chính theo Luật tố tụng hành chính hiện hành [68, Điều 3]. Thủ tục giải quyết khiếu nại khiếu kiện đối với các quyết định hành chính phát sinh trong quá trình thực hiện KTSTQ là một cách để người khai hải quan đảm bảo được quyền lợi của mình trong hoạt động kinh doanh đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời là quá trình để cơ quan hải quan tự mình xem xét tính hợp pháp của các quyết định hành chính trong q trình KTSTQ hoặc do cơ quan Tòa án xem xét, phán quyết, đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về KTSTQ đúng quy định, không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người khai hải quan trong q trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

Một phần của tài liệu Đào Thị Hoa Sen_Luan an (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w