Nhận xét tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đào Thị Hoa Sen_Luan an (Trang 28 - 30)

Đánh giá về các cơng trình nghiên cứu đã được tham khảo nêu trên có thể rút ra một số nhận xét khái quát sau:

Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu KTSTQ trong tiến trình cải cách,

hiện đại hóa hải quan cho thấy, KTSTQ là yếu tố của quản lý hải quan hiện đại, đáp ứng là yêu cầu phát triển thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế của các nước trên thế giới và của Việt Nam. Những cơng trình nghiên cứu này đã có những phân tích, tổng hợp bước đầu về cơng tác KTSTQ cũng như quá trình triển khai thực hiện tại Việt Nam, đánh giá vai trò của KTSTQ đối với sự phát triển thương mại trong điều kiện tồn cầu hóa và các thể chế thực thi. Đây là các cơng trình khoa học có giá trị tham khảo cao trong quá trình xác định cơ sở lý luận của KTSTQ, một số vấn đề trong thực trạng triển khai, tiến hành KTSTQ của Hải quan Việt Nam.

Thứ hai, nhóm các cơng trình nghiên cứu về pháp luật hải quan và pháp

luật về KTSTQ đã có những đánh giá từ góc độ pháp luật các vấn đề về pháp luật hải quan, pháp luật về kiểm tra giám sát hải quan, pháp luật về thủ tục hải quan. Trong đó, pháp luật về KTSTQ được đề cập đến với tư cách là một bộ

phận cấu thành của các thể chế pháp luật trên, đồng thời là một nội dung mới cần được hoàn thiện đáp ứng với hệ thống pháp luật hải quan minh bạch, thống nhất, hiện đại. Các cơng trình này có giá trị tham khảo cho tác giả luận án trong việc triển khai những nội dung căn bản của lý luận pháp luật về KTSTQ và quá trình triển khai bước đầu cũng như một số vấn đề còn hạn chế cần được hoàn thiện đáp ứng với yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.

Thứ ba, phần tài liệu khoa học nước ngoài là những nghiên cứu, hướng

dẫn về KTSTQ của WCO, Hải quan ASEAN hoặc của các nước, làm cơ sở tham khảo trong quá trình nghiên cứu lý luận về KTSTQ, đặc biệt khi đối chiếu, so sánh với các chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm thực hiện của hải quan các nước.

Thứ tư, qua phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề

tài cho thấy, mặc dù có những đóng góp nhất định và có ý nghĩa tham khảo cho luận án, tuy nhiên nhìn chung các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án còn một số hạn chế và còn nhiều vấn đề chưa được đề cập. Cụ thể là:

Một là: Phần lớn các cơng trình nghiên cứu tiếp cận KTSTQ dưới góc

độ khoa học quản lý. Cơng trình nghiên cứu về KTSTQ dưới góc độ khoa học pháp lý còn hạn chế về số lượng và phạm vi nghiên cứu. Đa phần các cơng trình nghiên cứu thuộc nhóm 1 liên quan đến KTSTQ trong cải cách hiện đại hóa hải quan ở cấp luận án tiến sĩ đều là luận án tiến sĩ kinh tế. Dưới góc độ nghiên cứu về kinh tế học, các cơng trình chỉ mới đề cập đến pháp luật KTSTQ như là một yếu tố để đảm bảo cho việc triển khai thực hiện KTSTQ trong thực tiễn quản lý nhà nước về hải quan, chưa có cơng trình nào đề cập tồn diện đến khái niệm pháp luật về KTSTQ, đặc điểm, vai trị của pháp luật KTSTQ do đó chưa đưa ra được các yêu cầu và tiêu chí hồn thiện pháp luật về KTSTQ. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rõ rằng, để cho hoạt động KTSTQ của ngành Hải quan được thực hiện một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý và yêu cầu hội nhập quốc tế, thì cần thiết phải có một khung pháp lý đảm

bảo cho việc triển khai thực hiện theo đúng tinh thần của cải cách hiện đại hóa, hài hịa và đơn giản thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển.

Hai là: Các nghiên cứu tuy ít nhiều đã có đề cập đến pháp luật về KTSTQ

như là cơ sở pháp lý cho hoạt động KTSTQ trên thực tiễn, nhưng chưa có đánh giá tổng thể pháp luật về KTSTQ hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật để chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trong nghiên cứu khoa học luật cịn thiếu vắng các cơng trình mang tính lý luận về pháp luật về KTSTQ cũng như phân tích thực tiễn điều chỉnh pháp luật về KTSTQ. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho pháp luật về KTSTQ thiếu một hệ thống lý luận vững chắc làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật về KTSTQ.

Ba là: Đa phần các cơng trình đều được nghiên cứu trong điều kiện

thực hiện Luật Hải quan 2001, sửa đổi bổ sung 2005. Từ khi Luật Hải quan 2014 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015 đến nay, chưa có nghiên cứu nào về pháp luật về KTSTQ tồn diện về lý luận và thực tiễn được thực hiện. Do vậy, các vấn đề được nêu về cơ sở pháp lý, thực trạng, bất cập hạn chế và giải pháp đề xuất trong các cơng trình này chưa thể hiện được các vấn đề của pháp luật hiện hành về KTSTQ.

Thực tế trên đặt ra yêu cầu cần phải có thêm nhiều cơng trình nghiên cứu về pháp luật KTSTQ, đặc biệt là quy mô luận án tiến sĩ với cách thức tiếp cận mới từ cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện để đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật về KTSTQ phù hợp với yêu cầu xây dựng hải quan hiện đại.

Một phần của tài liệu Đào Thị Hoa Sen_Luan an (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w