bảo sự đồng bộ, thống nhất với pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luật liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu
Mục tiêu của Đảng ta trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020 là đồng bộ, thống nhất [4]. Tính đồng bộ, thống nhất cũng là tiêu chí của một hệ thống pháp luật hồn thiện nói chung, thể hiện ở mối quan
hệ với pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và hệ thống các văn bản đảm bảo thực hiện. Định hướng hoàn thiện pháp luật về KTSTQ hiện nay, Hải quan Việt Nam xác định hồn thiện hệ thống pháp luật, quy trình thực hiện KTSTQ đảm bảo thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan và phù hợp với chuẩn mực quốc tế [6; 100].
Kiểm tra sau thông quan là đối tượng điều chỉnh của pháp luật hải quan và pháp luật thuế, nên cần thiết phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật về KTSTQ trong mối liên hệ với cả 2 hệ thống pháp luật này. Các vấn đề về thủ tục hải quan, thủ tục thuế, kiểm tra trong thơng quan đều được thẩm định tính chính xác, trung thực ở khâu sau thơng quan, nên các hoạt động này không tách rời nhau mà chỉ là các bước thực hiện nối tiếp nhau đảm bảo cho công tác quản lý hải quan được thực hiện hiệu quả. Do vậy, hồn thiện pháp luật về KTSTQ khơng thể nằm ngoài nội dung đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với 2 luật này, bao gồm: quy định về các trường hợp KTSTQ tại cơ quan hải quan và KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan; trình tự thủ tục và thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra đối với từng hình thức kiểm tra, quy định về trách nhiệm của cơng chức hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thuế trong khâu thơng quan... Đây là định hướng hồn thiện pháp luật, cũng là yêu cầu, mục đích hướng đến trong q trình hồn thiện pháp luật hải quan nói chung và pháp luật về KTSTQ nói riêng.
Trong mối liên hệ với các luật chuyên ngành, hoạt động hải quan mang tính tổng hợp cao, có tác động và liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý của nhiều Bộ, Ngành khác nhau. Để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phịng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thì cơ quan hải quan phải căn cứ vào các quy định pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau như: Luật Thương mại, Luật Bảo vệ mơi trường, Luật An tồn thực phẩm, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật hóa chất,
Luật sở hữu trí tuệ, Pháp lệnh ngoại hối... Bên cạnh đó, q trình xử lý kết luận KTSTQ liên quan đến Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật Khiếu nại, Luật Tố tụng hành chính, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự... Hồn thiện pháp luật về KTSTQ cần được định hướng để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các luật liên quan để tạo nên tính hiệu quả kiểm tra của Ngành Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan.