Vai trị của pháp luật về kiểm tra sau thơng quan

Một phần của tài liệu Đào Thị Hoa Sen_Luan an (Trang 49 - 54)

Thứ nhất, pháp luật về KTSTQ thể chế hóa quan điểm của Đảng cầm quyền về xây dựng hải quan hiện đại đáp ứng với yêu cầu phát triển thương mại và hội nhập kinh tế.

Tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của thế giới đương đại. Xây dựng hải quan hiện đại là

mục tiêu và là yêu cầu của bất kỳ quốc gia nào nhằm đáp ứng với xu thế hội nhập và phát triển đó. KTSTQ là cơng cụ chuẩn quốc tế của quản lý hải quan hiện đại, do vậy pháp luật về KTSTQ chính là sự thể chế hóa quan điểm của Đảng để xây dựng hải quan hiện đại đáp ứng với tốc độ phát triển ngày càng tăng của thương mại và hội nhập.

Hiện nay, hầu hết Hải quan các nước đều đã tiến hành cải cách hiện đại hóa hải quan đáp ứng với yêu cầu hải quan hiện đại. Tại các nước tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa tại các cửa khẩu là rất ít, chỉ chiếm khoảng từ 10-15% giá trị hàng hóa thông quan. Nhiệm vụ của các cửa khẩu chủ yếu tập trung phát hiện hàng cấm, hàng hạn chế xuất nhập khẩu hoặc các lơ hàng có độ rủi ro cao về mặt hàng, loại hình... Việc chuyển các khâu kiểm tra về trị giá hàng hóa, thuế suất, số lượng bản chất hàng hóa sang KTSTQ đã làm cho thời gian thơng quan hàng hóa xuất nhập khẩu được rút ngắn tới mức tối đa, nhờ đó góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, góp phần tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong sản xuất và lưu thơng.

Thứ hai, pháp luật về KTSTQ là công cụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Với pháp luật về KTSTQ, cơng tác cải cách hiện đại hóa của Hải quan được được áp dụng triệt để ở khâu thông quan làm giảm thời gian thơng quan, giảm chi phí doanh nghiệp, tránh ách tắc ở cửa khẩu nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý chặt chẽ kể cả khi hàng hóa đã được thơng quan. Trong những thập kỷ gần đây cơ quan Hải quan các nước mới bắt đầu nhận thức rõ ràng lợi ích của KTSTQ, và đặt KTSTQ nằm trong chương trình phát triển, hiện đại hóa của Hải quan. Việc tiến hành ứng dụng mơ hình kiểm tra sau thơng quan một cách chuyên nghiệp, chuyên sâu đem lại cho cơ quan Hải quan rất nhiều lợi ích như:

- Quản lý các hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong mối quan hệ tổng thể, liên tục chứ không trên cơ sở từng lần làm thủ tục hải quan. Điều này dẫn đến hiệu quả cao trong đánh giá và phân loại đối tượng quản lý.

- Quản lý trên cơ sở lựa chọn, đánh giá từng doanh nghiệp xuất nhập khẩu để tập trung kiểm tra có trọng điểm trên cơ sở nghi vấn (nếu có) nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, răn đe hạn chế thấp nhất các doanh nghiệp có khả năng vi phạm pháp luật hải quan, đồng thời tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực cho cơ quan Hải quan. Điều này dẫn đến nâng cao khả năng tuân thủ, chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

- Khả năng đảm bảo nguồn thu thông qua việc thu nộp thuế đúng đủ, kịp thời vào ngân sách. Đây là điểm đặc biệt quan trọng đối với những nước đang phát triển mà ở đó nguồn thu từ Hải quan chiếm phần lớn trong

ngân sách.

Thứ ba, pháp luật về KTSTQ tạo khung pháp lý cho hoạt động hậu kiểm của cơ quan hải quan, đồng thời đảm bảo cho các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các quy định pháp luật khác về xuất nhập khẩu.

Sự tiết kiệm thời gian và chi phí của các chủ thể xuất nhập khẩu trong thơng quan đã có tác động tích cực đến hiệu quản kinh doanh sản xuất của họ. Đối với cộng đồng doanh nghiệp, các lợi ích mà họ có được từ hệ thống KTSTQ là:

- Giảm chi phí, hưởng thuận lợi trong q trình thơng quan nếu tuân thủ pháp luật tốt. Cơ quan Hải quan các nước đều áp dụng cơ chế ưu tiên làm thủ tục hải quan, mà cụ thể là miễn kiểm tra hàng hóa (luồng xanh hoặc siêu xanh) cho các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về hải quan. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao trong

- Giảm thời gian thông quan: khi được áp dụng các ưu đãi, thời gian thông quan cho một lô hàng sẽ giảm xuống. Đây cũng là một nội dung tạo thuận lợi quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên để nhận được những lợi ích đó, các chủ thể xuất nhập khẩu phải chứng tỏ được ý thức chấp hành pháp luật cao và phải trở thành các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu tin cậy của cơ quan hải quan. Chính vì vậy, việc quy định pháp luật về KTSTQ một mặt là bước cải cách thủ tục hải quan ở khâu thông quan của hải quan hiện đại, mặt khác tác động đến ý thức và hành vi của các doanh nghiệp, tuy có thể khơng phải chịu kiểm tra ở khâu thông quan, nhưng không phải là chỉ cần qua khỏi cửa khẩu hải quan là “bình an vơ sự”. Pháp luật KTSTQ đã giúp cho các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu tự nguyện tuân thủ và chấp hành luật hải quan, luật thuế và các quy định pháp luật khác liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu.

Xuất phát từ lợi ích riêng, cục bộ của mình các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu có thể tìm cách khai báo với các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng giảm số thuế cần phải nộp vào ngân sách nhà nước, tăng số thuế được giảm được hoàn. Với việc thực hiện pháp luật về KTSTQ, có thể làm rõ tình hình thực tế trong hoạt động xuất nhập khẩu của các chủ thể trong nền kinh tế như:

- Những chứng từ được cập nhật vào sổ kế tốn có phải là những chứng từ mà trước đó chủ hàng đã xuất trình khai báo với cơ quan hải quan khi làm thủ tục thông quan hay khơng.

- Số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc tập hợp từ các phiếu xuất kho, nhập kho có nhất quán với dữ liệu đã khai báo trên tờ khai hải quan hay khơng.

- Chủng loại hàng hóa mà chủ hàng đã khai báo để áp thuế suất có nhất quán với các chứng từ khác như phiếu kiểm nghiệm, phiếu giám định, chứng nhận xuất xứ, hóa đơn bán hàng trên thị trường nội địa...

- Các khoản chi phí mà chủ hàng thực tế đã trả hoặc sẽ phải trả cho người bán có nhất quán với trị giá hải quan mà trước đó chủ hàng đã khai báo với cơ quan hải quan hay không.

- Số thuế mà chủ hàng đã nộp đủ hay thiếu. Nếu thiếu thì thiếu bao nhiêu? Nguyên nhân thiếu thuế do chủ hàng gian lận, hay do chủ hàng nhầm lẫn, hay do nhân viên hải quan nhầm lẫn?

Việc làm rõ tình hình thơng tin trên thơng qua nghiệp vụ KTSTQ cho phép phát hiện những gian lận thương mại mà các chủ thể xuất nhập khẩu và có liên quan đã thực hiện. Nếu trước đây, phạm vi kiểm tra của cơ quan hải quan chỉ giới hạn trong các cửa khẩu, kho ngoại quan... thì pháp luật về KTSTQ đã mở rộng phạm vi kiểm tra đến doanh nghiệp chủ hàng và các bên có liên quan. Đối tượng kiểm tra khơng chỉ là hàng hóa xuất nhập khẩu mà cịn bao gồm cả chứng từ, sổ sách kế toán... Đồng thời phạm vi thời gian gian kiểm tra không chỉ giới hạn trong khoảng thời gian hàng hóa lưu giữ tại cửa khẩu nữa mà là 3 hoặc 5 năm sau ngày hoàn thành thủ tục thông quan tùy thuộc vào quy định của từng nước. Do vậy, các chủ thể xuất nhập khẩu phải thường xuyên nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về xuất nhập khẩu. Mọi khoản thuế còn thiếu trong khoảng thời gian quy định do KTSTQ phát hiện được chủ hàng đều phải truy nộp cho ngân sách. Mọi hành vi khai báo gian dối đều bị cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo luật định.

Pháp luật về KTSTQ không những giúp cho các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các quy định pháp luật khác liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp, mà cịn tác động tích cực trở lại với hệ thống quản lý của cơ quan hải quan thông qua việc nhận biết và xử lý các rủi ro tiềm ẩn của hệ thống, buộc cán bộ hải quan phải dựa vào quy định của pháp luật và không ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, góp phần cải thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đào Thị Hoa Sen_Luan an (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w