Các cơng trình nghiên cứu của nước ngoà

Một phần của tài liệu Đào Thị Hoa Sen_Luan an (Trang 25 - 28)

- Luc De Wulf and José B.Sokol, Customs Modernization Initiatives

(Kinh nghiệm hiện đại hóa hải quan của một số nước) [120]. Tài liệu này nghiên cứu về sáng kiến hiện đại hóa hải quan ở 8 quốc gia đang phát triển gồm: Bolivia, Ghana, Maroc, Mozambic, Peru, Philippin, Thổ Nhĩ Kỳ và

Uganda. Vấn đề liên quan đến KTSTQ được tài liệu tiếp cận là một trong những nội dung của biện pháp cải cách khi đề cập đến những thay đổi trong quản lý, liêm chính và tham nhũng, cơng nghệ thơng tin, phương pháp lựa chọn trong kiểm sốt trước và sau khi giải phóng hàng. Tuy nội dung, vấn đề đặt ra chỉ mang tính tổng qt, nhưng xét trong bình diện chung về kinh nghiệm hiện đại hóa hải quan, đã cho thấy KTSTQ là yếu tố tất yếu của hiện đại hóa hải quan và quản lý hải quan hiện đại, tạo nền tảng cho việc nghiên cứu xác định tính tất yếu khách quan của KTSTQ và bổ sung cho cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật KTSTQ ở Việt Nam.

- Nobuyuki Shokai, ASEAN Post Clearance Audit Manual (Hướng dẫn

về kiểm tra sau thông quan của ASEAN) [121]. Bản hướng dẫn này được kết

cấu thành nhiều phần. Phần I về thực hiện chương trình KTSTQ nêu các quá trình cụ thể để thực hiện cuộc kiểm tốn hải quan. Trong đó, đề cập đến khía cạnh pháp lý của KTSTQ với các nội dung như yêu cầu pháp lý, giải thích các khái niệm, nêu các quy định tham chiếu với pháp luật của một số nước thành viên như Indonesia, Philippin. Theo tác giả, để thực hiện PCA một cách hiệu quả phù hợp, các yêu cầu pháp lý cần được quy định trong luật đó là: Hệ thống tổ chức; nghĩa vụ của cán bộ PCA; Phạm vi của PCA; nghĩa vụ của người/cơng ty được kiểm tốn, các trường hợp hình sự, quyền kháng cáo… Với các quy định khá chi tiết về cán nội dung này, hướng dẫn này thể hiện yêu cầu chung về KTSTQ (kiểm toán hải quan) đối với các nước thành viên ASEAN, trở thành một nền tảng tất yếu về cơ sở pháp lý theo chuẩn mực quốc tế để hoàn thiện pháp luật về KTSTQ tại Việt Nam.

- Nobuyuki Shokai, The Blueprint of ASEAN customs post clearance

audit (Kế hoạch chi tiết kiểm tra sau thông quan của Hải quan ASEAN) [122].

Kế hoạch này được xây dựng trên chương trình hành động của một số quốc gia như Indonesia, Malaysia, Singapo, Brunei Darussalam… Mỗi chương trình hành động riêng của các quốc gia được coi là phần không tách rời của kế

hoạch PCA của Hải quan ASEAN để đạt được kế hoạch chiến lược ASEAN về phát triển hải quan và kiểm tốn hải quan. Các chương trình của mỗi quốc gia cơ bản đều gồm 2 phần: 1, Hiện trạng: Những phân tích về tình hình thực hiện của PCA, dựa trên việc xem xét sâu sắc cơ chế hải quan và các yếu tố đầu vào có sẵn. 2, Hành động và mục tiêu, biện pháp để đạt được các yêu cầu theo quy định. Qua việc phân tích hệ thống hiện trạng PCA của Indonesia (triển khai từ năm 1996), Malaysia (2000), Singapo (1998) và Brunei Dasussalam (2003), tác giả đưa ra những biện pháp, mục tiêu theo lộ trình xác định cụ thể về thời gian để các nước tăng cường khuôn khổ pháp luật hiện hành, các vấn đề về cơ cấu tổ chức và hoạt động của PCA, tiêu chuẩn đạo đức, cơ chế thực hiện, giám sát và đánh giá trong quá trình thực hiện PCA... Những nội dung này có giá trị tham khảo rất lớn trong quá trình nghiên cứu PCA theo chuẩn mực quốc tế cũng như kinh nghiệm của các nước trong xây dựng và triển khai pháp luật về KTSTQ.

- World Customs Organization, Guidelines for Post Clearance Audit,

(Hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan của WCO) [125]. Tài liệu hướng dẫn

này phản ánh một cách tiếp cận mới về KTSTQ trên cơ sở đánh giá toàn diện và cập nhật hướng dẫn trước đó được phát triển vào năm 2006. Nó nhấn mạnh ngày càng tăng nhu cầu thành viên để tạo điều kiện cho thương mại hợp pháp. KTSTQ được đề cập trong một bối cảnh thương mại rộng lớn hơn, các thành viên được hướng tới cách tiếp cận về KTSTQ được phát triển từ kinh nghiệm các thành viên khác và phù hợp với các kỹ thuật hải quan hiện đại. Hướng dẫn này được trình bày trong 2 phần. Phần 1 tập trung ở cấp độ quản lý nhằm hỗ trợ xây dựng và quản lý chương trình KTSTQ (dành cho mọi đối tượng quan tâm). Phần 2 tập trung vào khía cạnh thực thi KTSTQ với hướng dẫn thực tế cho cán bộ kiểm tra (chỉ dành cho các cơ quan hải quan). Thông tin thêm về các chủ đề kỹ thuật liên quan đến kiểm tra hải quan (ví dụ: trị giá hải quan, phân loại và xuất xứ) có trong tài liệu hướng dẫn khác do WCO xây dựng.

Theo tài liệu này, chuyển đổi phương pháp quản lý hải quan từ tiền kiểm sang hậu kiểm là nền tảng cơ sở cho kiểm soát hải quan trong những năm gần đây. Thông qua phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro và sau thông quan, Hải quan có thể xác định nguồn lực hiệu quả hơn và phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp nhằm tăng cường mức độ tuân thủ và tạo thuận lợi thương mại. Cả 2 phần của tài liệu đều mang lại giá trị tham khảo rất lớn cho tác giả bởi tính chuẩn mực chung về KTSTQ của WCO mà các nước thành viên trong đó có Việt Nam nhất thiết phải nội luật hóa để hồn thiện hệ thống pháp luật của mình đảm bảo đáp ứng luật chơi chung.

Một phần của tài liệu Đào Thị Hoa Sen_Luan an (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w