phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong q trình hội nhập
Tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011), Đảng ta xác định một trong các mục tiêu tổng quát để xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” [40]. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế được định hướng tại Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị và Kết luận 01-KL/TW ngày 4/4/2016 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, xác định yêu cầu hoàn thiện pháp luật trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, theo hướng ưu tiên xây dựng các thiết chế bảo vệ độc lập, tự chủ trong chủ động hội nhập quốc tế, chú trọng nội luật hóa những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên [5].
Một trong những định hướng chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế được xác định tại Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 về Hội nhập quốc tế của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, là thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thỏa thuận, tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng, chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước. Nội dung này được Chính phủ cụ thể
hóa tại Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 về Hội nhập quốc tế bằng biện pháp “hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy theo hướng tăng cường rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bãi bỏ các quy định pháp luật không phù hợp với các cam kết quốc tế, nội luật hóa các cam kết quốc tế, ban hành các quy định mới đáp ứng với các yêu cầu hội nhập” [15]. Yêu cầu thường xuyên rà sốt, hệ thống hóa văn bản pháp luật hiện hành, kiên quyết loại bỏ những văn bản chồng chéo khơng cịn phù hợp, ban hành những văn bản mới rõ ràng, cụ thể, đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp với các cam kết quốc tế và tình hình thực tế được nhấn mạnh trong nội dung hoàn thiện pháp luật tại Nghị quyết 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới [16].
Với chủ trương hội nhập sâu rộng kinh tế Việt Nam với thế giới, trên cơ sở nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực hải quan đã được Đảng, Nhà nước chỉ đạo nội luật hóa tối đa các chuẩn mực tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập hoặc có trách nhiệm tuân thủ. Trong đó, đơn giản hóa thủ tục hải quan để tạo thuận lợi cho thương mại là một trong các cam kết quan trọng của Việt Nam đã được nội luật hóa vào pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hải quan nói riêng, như: Cơng ước Kyoto về hài hịa và đơn giản hóa thủ tục hải quan, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT), Công ước quốc tế về hệ thống điều hịa mơ tả và mã hàng hóa (Cơng ước HS), Hiệp định thực thi Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Hiệp định trị giá GATT/WTO 1994)... Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện rà sốt, hồn chỉnh các quy phạm pháp luật hiện hành để đảm bảo thực hiện
Hiệp định tạo thuận lợi của WTO (TF), được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn tham gia 2015. Đây là một Hiệp định đặt ra các tiêu chuẩn thuận lợi hóa thương mại rõ ràng, tồn diện, vừa đem lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp vừa đảm bảo quản lý nhà nước chặt chẽ, do đó khi thực hiện TF sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam triển khai các cam kết liên quan đến tạo thuận lợi thương mại khác như Hiện định thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (VN - AEU FTA), Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) [79]. Hiệp định TF sẽ thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, thơng quan, giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh tiến trình thực hiện cải cách thể chế và cải cách hành chính đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trong khuôn khổ hợp tác và hội nhập ASEAN, từ năm 1995 cùng với việc trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Hải quan Việt Nam đã tham gia đàm phán, xây dựng và triển khai các cam kết hội nhập hải quan khu vực gồm Hiệp định Hải quan ASEAN, Nghị định thư thực hiện Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN (AHTN), Hiệp định và Nghị định thư xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN (ASW). Những hiệp định này tạo hành lang và cơ sở pháp lý toàn diện cho các hoạt động hợp tác và hội nhập của Hải quan ASEAN trong bối cảnh các hoạt động hợp tác kinh tế khu vực ngày càng sâu rộng và thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ 31/12/2015. Trong đó, cơ chế một cửa ASEAN - với sự hoạt động và kết nối với các cơ chế một cửa quốc gia (NSW) của các nước thành viên - được coi là “cánh cửa hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN”, mở ra cơ hội để Hải quan Việt Nam tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế về hải quan hiện đại, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa khu vực ASEAN trên trường quốc tế. Việc triển khai NSW và ASW mở ra cơ hội đơn giản, hài hịa hóa thủ tục hải quan và quản lý biên giới, qua đó, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, đơn giản hồ sơ chứng từ, rút ngắn thời gian và giảm chi phí giao dịch, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác hải quan với những cam kết mang tính ràng buộc tạo điều kiện cho Hải quan Việt Nam tiếp cận được với những tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về hải quan hiện đại, góp phần vào q trình hồn thiện khn khổ pháp luật hải quan, trong đó có pháp luật về KTSTQ. Do vậy, hướng đến sự phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và cam kết quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập, thúc đẩy phát triển thương mại là yêu cầu tất yếu, khách quan trong định hướng hoàn thiện pháp luật về KTSTQ, bao gồm:
- Đơn giản và hài hịa thủ tục hải quan ở khâu thơng quan; thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử nhằm giảm thiểu hồ sơ giấy tờ, rút ngắn thời gian thơng quan hàng hóa.
- Khái niệm và bản chất kiểm toán hải quan, hay cịn gọi kiểm tốn sau thơng quan;
- Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro để xác định và phân loại đối tượng KTSTQ;
- Kiểm toán nội bộ đối với doanh nghiệp được kiểm tra;
- Chuẩn mực về tiêu chuẩn công chức hải quan thực hiện KTSTQ. - Chuẩn mực về tổ chức bộ máy và nguồn lực KTSTQ.