Một giao dịch tài chính rất thường xuyên trong doanh nghiệp đó là hoạt động đi vay, đồng thời sẽ phát sinh khoản chi phí chi trả lãi vay và sẽ ảnh hưởng đến việc ghi nhận chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Trên thực tế hoạt động đi vay của doanh nghiệp rất đa dạng vì thế có nhiều vấn đề phát sinh tiềm ẩn một số rủi ro cho doanh nghiệp như sau:
Trong quỹ tiền mặt trên sổ sách vẫn còn tồn rất lớn, nhưng doanh nghiệp vẫn có hoạt động đi vay, đây sẽ là một điểm khiến cho CQT quan tâm và tiềm ẩn rủi ro lớn cho doanh nghiệp vì có khả năng quỹ tiền mặt đó của doanh nghiệp là quỹ tiền ảo. Nếu như đó là quỹ tiền ảo thì rất có khả năng có sự sai sót như doanh nghiệp chưa
góp đủ vốn điều lệ nhưng vẫn làm phiếu thu ghi nhận tăng tiền mặt, hoặc các thành viên đã góp đủ vốn điều lệ nhưng giám đốc sử dụng chi khoản đó cho những mục đích riêng khác mà không làm phiếu chi và không thông báo cho các thành viên, như vậy quỹ tiền mặt của doanh nghiệp vẫn được ghi nhận cao nhưng thực chất đó là số
phải xét lại nguyên nhân của vấn đề để có hướng giải quyết điều chỉnh, xử lý tránh để xảy ra việc tồn quỹ tiền ảo trên sổ sách của doanh nghiệp.
Trong trường hợp nếu như không phải do tồn quỹ ảo thì trong quá trình đi vay
doanh nghiệp cần thận trọng, khi đi vay tập hợp các chứng từ cần có để chứng minh với CQT việc đi vay đó là phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Giải trình được lý do quỹ tiền mặt cao mà vẫn phải đi vay ví dụ như do thời điểm cuối năm, các
khách hàng trả tiền về nhưng khoản đi vay thì chưa tới hạn tất toán bởi vậy thời điểm
này quỹ tiền mặt tăng, còn tại thời điểm vay, khách hàng chưa trả tiền, doanh nghiệp không có tiền và cần phải đi vay. Hoặc có thể do doanh nghiệp đi vay để thực hiện dự án này, còn số tiền trong quỹ có kế hoạch sử dụng cho một dự án khác nữa, thì doanh nghiệp cần chứng minh được vào một thời gian sau đó doanh nghiệp xuất tiền quỹ thực hiện một dự án khác đó.
Tóm lại doanh nghiệp cần phải giải trình, có cơ sở, chứng từ chứng minh được
thì doanh nghiệp mới được đưa khoản chi phí lãi vay đó vào khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Để đảm bảo chuẩn bị tốt, phòng tránh những rủi ro doanh nghiệp
có thể bị xuất toán các khoản chi phí thì cần lưu ý các chứng từ cần có đối với những trường hợp cụ thể như sau:
- Khi đi vay của các TCTD thì hiện nay thường sẽ giải ngân trực tiếp vào tài khoản của nhà cung cấp, trường hợp này doanh nghiệp cần có hồ sơ giải
ngân, và các
hóa đơn, chứng từ, hợp đồng kinh tế từ bên nhà cung cấp, người có trách
nhiệm ghi
nhận cần phải tập hợp đầy đủ từ các bộ phận liên quan để thuận tiện trong
việc giải
trình với CQT sau này. Trường hợp khi vay giải ngân vào tài khoản của
tại điều 6 Nghị định số 222/2013 NĐ-CP “Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau” như vậy theo đúng quy định thì khoản đi vay doanh nghiệp khác thì không phân biệt trên 20 triệu hay dưới 20 triệu và ko phân biệt tiền vay hay tiền lãi thì đều phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt thì mới đủ điều kiện ghi nhận.
- Trường hợp đi vay của cá nhân thì không cần phải có hóa đơn nhưng cần có chứng từ thanh toán và có kí nhận đầy đủ giữa hai bên, đồng thời cần lưu ý
ghi nhận
chặn trừ thuế thu nhập cá nhân với số lãi vay này theo quy định hiện hành tại
điều 10
Thông tư 111/2013/TT-BTC với mức lãi suất 5%. Ngoài ra theo quy định tại khoản
2.17 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC: “Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất
kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt
quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm vay”. Vì vậy khi vay trong hợp đồng vay phải ghi rõ mức lãi suất vay,
nếu như
vượt quá 150% lãi suất cơ bản của NHNN hiện hành thì phần chi trả lãi vay
vượt quá
150% này sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. - Trường hợp đi vay của tổ chức, cá nhân nước ngoài cần lưu ý nếu khoản vay
này có thời hạn trên 1 năm thì doanh nghiệp vay cần đăng kí ở NHNN nếu
không sẽ
vi phạm pháp luật về ngân hàng và có nghĩa vụ phải ghi nhận khấu trừ thuế
nhà thầu
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đó, tránh việc kê khai khấu trừ thiếu nghĩa vụ.
phát sinh để áp dụng tuân thủ theo đúng quy định tại đúng thời điểm phát sinh căn cứ
theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau: “Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần VĐL (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất
kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư thì không được tính vào chi phí được trừ. Trường
hợp doanh nghiệp đã góp đủ VĐL, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”
- Nếu phát sinh cho cá nhân, doanh nghiệp khác vay cần lưu ý phải tuân theo đúng với mức lãi suất hiện hành trên thị trường, nếu như cho vay với mức lãi suất
0%, CQT sẽ căn cứ điểm e khoản 01 điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11,
xác định đây là việc cho vay tiền với lãi suất không theo lãi suất thông thường trên
thị trường dẫn đến hậu quả doanh nghiệp sẽ bị CQT ấn định thuế, tất nhiên
điều này
sẽ tác động tới doanh nghiệp theo hướng bất lợi hơn.
- Hóa đơn lãi vay tính theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, dù là đã trả hay chưa trả khoản lãi vay vẫn phải xuất hóa đơn và sẽ được ghi nhận theo từng kì phát
sinh chứ
không chờ đến khi thực trả mới ghi nhận, bởi vậy doanh nghiệp khi phát sinh
cần lưu
ý ghi nhận theo đúng nguyên tắc, tránh gây bất lợi cho mình.
huống rủi ro xảy ra và lúng túng khi thực hiện các nghĩa vụ thuế của mình, một số trường hợp trên thực tế doanh nghiệp gặp phải như: