THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thuế trong các doanh nghiệp ở việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37)

Tiêu chí 2 Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong kì thống kê

đã có 728.040 trên 729.466 doanh nghiệp đang hoạt động tham gia khai thuế điện tử chiếm tới 99,8% với 7.403.186 hồ sơ đã tiếp nhận qua hệ thống kê khai điện tử.

- Trong khâu hoàn thuế năm 2018, số lượt hồ sơ hoàn và số hồ sơ hợp lệ có số

lượng tương đối lớn, với 1450 lượt hồ sơ được giải quyết và được CQT thực hiện hoàn thuế GTGT số tiền 4.725 tỷ đồng. Trong thực hiện hoàn thuế điện tử, có 6.029 trên 6.412 doanh nghiệp xin hoàn thuế, chiếm 94.03% với 12.771 hồ sơ tiếp nhận.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THUẾ TRONG DOANHNGHIỆP NGHIỆP

Hiện nay tình hình tuân thủ của NNT trong các số liệu công bố của BTC cũng

như TCT chỉ dừng lại ở số liệu về những đóng góp về thuế của NNT thông qua các thống kê về tỉ lệ đóng góp vào NSNN và về các kết quả thanh, kiểm tra được về số tiền truy thu, phạt... chưa có số liệu thống kê cụ thể tỷ lệ tuân thủ của NNT trong từng khâu cũng như khả năng nhận diện rủi ro của NNT trong từng khâu thực hiện nghĩa vụ thuế ở bên trong từng doanh nghiệp.

Để rõ hơn về thực trạng nhận diện rủi ro ở từng khâu đặc biệt là các hoạt động

kiểm soát, giám sát rủi ro thuế tại các doanh nghiệp ra sao, em đã thực hiện khảo sát xoay quanh các vấn đề liên quan đến tình hình nhận diện rủi ro trong các khâu gồm: khâu đăng kí thuế, khâu khai - nộp thuế, khâu hoàn thuế, trong lĩnh vực hóa đơn thuế

và tình hình kiểm soát, giám sát rủi ro về thuế trong doanh nghiệp. Khảo sát được thiết kế trên ứng dụng Google Form và link khảo sát được gửi tới đối tượng khảo sát thông qua Facebook và Gmail, các đối tượng khảo sát hướng tới là các kế toán thuế, kế toán trưởng và chủ doanh nghiệp. Khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian

từ 01/04/2020 đến 30/4/2020, được gửi đi 60 mẫu khảo sát, nhận được 51 kết quả tham gia khảo sát và có 50 câu trả lời đủ tính xác thực để làm căn cứ nghiên cứu.

từ 01/04/2020 đến 30/4/2020, được gửi đi 60 mẫu khảo sát, nhận được 51 kết quả tham gia khảo sát và có 50 câu trả lời đủ tính xác thực để làm căn cứ nghiên cứu.

Cụ thể qua kết quả khảo sát về bước đầu nhận diện được rủi ro thuế trong doanh nghiệp cho thấy có tới 28% doanh nghiệp cho rằng CQT thực hiện quản lý doanh nghiệp và thực hiện thanh, kiểm tra thuế theo định kì, 20% doanh nghiệp cho rằng CQT thực hiện thanh, kiểm tra thuế theo cả định kì và dựa theo bộ chỉ số để tính

toán và phân tích và số còn lại (52%) cho rằng CQT thực hiện thanh, kiểm tra thuế theo bộ chỉ số để tính toán và phân tích.

Hình 2.3: Ket quả khảo sát về tình hình nhận diện cơ sở để thanh, kiểm tra của Cơ quan thuế

■ Theo định kì ■ Ket hợp theo định kl và bộ chí 50 để tính toán vá phàn tích Sừ dụng bộ chí số để tính toán và phân tích

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã có sự nhận thức được về cơ chế kiểm tra của CQT, bước đầu đã có sự nhận diện rủi ro cho mình dựa trên các tiêu chí đánh giá rủi ro NNT của CQT, có thể kể đến một số tiêu chí nhận diện rủi ro tiêu biểu như sau: Bảng 2.1. Bảng tiêu chí đánh giá người nộp thuế của Cơ quan thuế

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thuế trong các doanh nghiệp ở việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w