Giải pháp kiểm soát hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thuế trong các doanh nghiệp ở việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 86 - 88)

c, Thay đổi cách vận hành, chính sách mớ

3.1.4. Giải pháp kiểm soát hạn chế rủi ro

Thứ nhất, doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa nhận thức rủi ro thuế trong toàn

doanh nghiệp ở tất cả các phòng ban, bộ phận, chức vụ. QTRR thuế không phải là công việc riêng của bộ phận nào mà cần có sự tham gia và phối hợp thực hiện từ chủ doanh nghiệp, ban quan trị tới tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Nâng cao tính chủ động trong việc phòng ngừa các rủi ro thay vì xử lý những rủi ro đã xảy ra.

Thứ hai, doanh nghiệp cần xây dựng, hoàn thiện và thể chế hóa các chính sách,

quy chế, định mức, xây dựng các quy trình cụ thể, thống nhất cho toàn doanh nghiệp.

Đặc biệt là đối với những hoạt động khả năng xảy ra rủi ro cao đảm bảo thực hiện đúng, tránh sai sót đặc biệt khi có sự thay đổi nhân sự và thuận lợi cho công tác kiểm

soát nội bộ cho doanh nghiệp.

chung. Khi đã đưa ra các quy định, trong quá trình ghi nhận cũng cần phải có sự nhất

quán trong các tài liệu khác và phải tuân theo các mức đã được quy định trong hợp đồng, thỏa ước lao động, quy chế... nói trên.

Thứ ba, Khi ghi nhận hay đưa bất kì khoản nào vào chi phí hợp lý người ghi nhận phải thật sự hiểu rõ nó, tập hợp thật đầy đủ hóa đơn, chứng từ liên quan nhất có thể, thiếu chứng từ gì cần bổ sung ngay.

Thứ tư, Đưa ra các thủ thuật cụ thể để phát hiện và kiểm soát cho từng tiêu chí

rủi ro. Doanh nghiệp nên xây dựng các tiêu chí kết hợp qua nhiều nguồn dữ liệu khác

nhau, tránh chỉ dựa trên các dữ liệu tổng hợp vào cuối năm, điều này sẽ khiến nhiều rủi ro thuế trong doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá đã xảy ra rồi và không thể phòng

ngừa được nữa. Doanh nghiệp có thể xây dựng tiêu chí dựa trên các báo cáo định kì đã có quy định, báo cáo bất thường từ cấp dưới, các hồ sơ, báo cáo tài chính. thông qua đó có sự đánh giá điểm rủi ro tồn tại trong doanh nghiệp nhanh chóng hơn từ đó có sự tập trung khi phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn đồng thời xem xét tới tính

phù hợp giữa các tiêu chí đó với các đặc điểm doanh nghiệp cũng như tính đặc thù của ngành kinh doanh để có hướng xử lý tốt nhất và phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Để đảm bảo ứng dụng phương pháp định lượng một cách hiệu quả doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng nâng cao trình độ năng lực của nhân sự, có những ưu

đãi giữ chân những nhân sự giỏi. Đồng thời nên có sự đánh giá về tần suất xảy ra rủi ro qua các số liệu quá khứ, cấp độ hậu quả của các loại rủi ro tác động, phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp có thể phân tích thông qua các phương pháp như phân tích xu hướng hay mô phỏng các tình huống có nguy cơ cao...

Cần xác định mức độ ưu tiên của từng rủi ro và lợi ích đem lại, chi phí của từng hướng phản ứng để phân bổ mức độ quan tâm, thận trọng. Qua đó lựa chọn

Thứ năm, Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, mục tiêu, tâm thức của doanh nghiệp tới tất cả các bộ phận, đặc biệt nâng cao nhận thức của người chủ doanh nghiệp. Yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp vì vậy cần thường xuyên tổ chức đào tạo về QTRR thuế cho tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, nâng cao trình độ, kĩ năng, sự

phối hợp thực hiện và khả năng xử lý tình huống của từng nhân sự.

Thứ sáu, Bên cạnh việc nâng cao sự phối hợp kiểm soát giữa các phòng ban, doanh nghiệp cũng cần có sự phân quyền, phân nhiệm, rõ ràng giúp người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc của mình và cũng thuận lợi cho quá trình kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp.

Thứ bảy, Tiến hành in sổ sách bằng phần mềm và lưu trữ hồ sơ, dữ liệu, các chứng từ phát sinh trong kì đầy đủ, chi tiết, có thể xây dựng các kho dữ liệu chuyên dụng để thuận tiện cho việc quyết toán thuế, và khi có sự kiểm tra, yêu cầu của CQT. Ngoài ra việc lưu trữ dữ liệu đầy đủ, khoa học cũng sẽ giúp thuận tiện cho các bộ phận quản lý thuận tiện đánh giá, phát hiện những rủi ro tiềm ẩn.

Thứ tám, chủ động nghiên cứu, nắm bắt bản chất về các quy định của pháp luật liên quan. Có sự rà soát lại về những thay đổi các quy định trong pháp luật thuế liên quan đảm bảo kịp thời nắm bắt, ghi nhận đúng quy định theo năm phát sinh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thuế trong các doanh nghiệp ở việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w