Thực trạng kiểm soát rủi ro thuế trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thuế trong các doanh nghiệp ở việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49 - 52)

Hiện nay một bộ phận lớn các doanh nghiệp đều đã có sự nhận thức được và quan tâm tới các rủi ro về thuế. Đối với những doanh nghiệp này, bước đầu đã có xây

dựng những giải pháp, quy trình nhất định để QTRR thuế trong doanh nghiệp của mình. Một số giải pháp các doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát các rủi ro về thuế như

xây dựng sẵn các bộ quy trình thực hiện trong các hoạt động SXKD, xây dựng các quy định, hướng dẫn quản lý và kiểm tra các hoạt động như mua hàng, bán hàng, trong các nghiệp vụ, thủ tục với khách hàng cho nhân viên, đồng thời thực hiện phân nhiệm công việc rõ ràng giữa các bộ phận. Để thấy rõ hơn có thể thấy qua kết quả khảo sát thu được, các doanh nghiệp bước đầu đã nhận thức được tầm quan trọng của

việc quản trị những rủi ro về thuế, cụ thể:

- Trong các doanh nghiệp có 44% số doanh nghiệp được khảo sát đã có xây dựng các bộ quy trình, quy chế cho các hoạt động SXKD, số còn lại (56%)

chưa xây

dựng, một phần xuất phát từ việc các hoạt động kiểm soát rủi ro chưa được đề cao

trong doanh nghiệp và một phần cũng do các doanh nghiệp mới thành lập, có thời

gian hoạt động chưa lâu vì vậy chưa có sự chuẩn bị cẩn trọng, xây dựng các

quy trình,

quy chế một cách đầy đủ, do nguồn lực còn thiếu và cần tập trung cho hoạt động

SXKD giúp doanh nghiệp vượt qua được thời kì khó khăn trong bước đầu của doanh

các rủi ro về thuế. Đối với phương pháp này, các doanh nghiệp đã chủ động tìm hiểu để xây dựng các tiêu chí bám sát theo các tiêu chí đánh giá NNT của CQT.

* Dưới đây là một tình huống thực tế về việc sử dụng phương pháp định lượng

trong tính điểm rủi ro được công ty TNHH TANO Group áp dụng cho các doanh nghiệp khách hàng của mình bằng cách dựa trên các chỉ tiêu đánh giá cụ thể và qua đó đưa ra những đánh giá sơ bộ, mức cảnh báo để có hướng xử lý phù hợp, ví dụ như:

- Công ty thực hiện đánh giá rủi ro về quy mô theo các khoảng như sau: nếu một doanh nghiệp có doanh thu trên 300 tỷ sẽ được xếp loại là quy mô lớn,

nhận được

sự chú ý lớn từ CQT với mức điểm rủi ro được đánh giá là 4, từ trên 50 - 200

tỷ được

xếp loại quy mô là vừa với mức điểm rủi ro tương ứng là 3, từ trên 10 - 50 tỷ thuộc

quy mô nhỏ tương ứng 2 điểm rủi ro và doanh thu dưới 10 tỷ được xếp loại là quy

mô rất nhỏ với điểm rủi ro là 1.

- Đồng thời kết hợp việc tính toán từ BCĐKT xác định một số chỉ tiêu như: • KPI 01: Doanh thu < VCSH (<1 & ≥ 10) doanh thu nhỏ hơn VCSH sẽ là dấu

hiệu rủi ro, bị CQT đánh giá đó là một dấu hiệu doanh nghiệp trốn doanh thu, trường hợp doanh thu lớn hơn hoặc bằng 10 lần VCSH, đây sẽ là một dấu hiệu

rủi ro, bị CQT đánh giá là doanh nghiệp nguy cơ mua bán hóa đơn.

• KPI 02: Lỗ 2 năm liên tục, lỗ/VCSH <50%, đây là tình trạng xấu, là dấu hiệu nguy cơ bị CQT quan tâm tới.

• KPI 03: Các khoản giảm trừ doanh thu trên 10%, rủi ro cao hàng bán bị trả lại (hàng không đạt yêu cầu chất lượng ban đầu) qua đó xem xét, đánh giá tính phù hợp về tỷ lệ giảm trừ doanh thu với mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh

nghiệp ví dụ doanh nghiệp đóng tàu hàng tồn kho có thể trên một năm còn với

những doanh nghiệp thực phẩm tươi thì số ngày tồn kho trên một năm cần phải

rà soát, xem xét lại.

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp định lượng thì phần đa các doanh nghiệp đều nhận diện và kiểm soát rủi ro thuế qua các phương pháp định tính như dựa trên kinh nghiệm, độ nhạy bén, tham khảo ý kiến từ các nguồn khác nhau, khi phát sinh vấn đề không rõ trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế. Trên thực tế các doanh nghiệp đã có sự trợ giúp khá đa dạng, các kênh được lựa chọn như:

• Nghiên cứu các văn bản pháp luật

• Tham khảo kinh nghiệm trên internet, các diễn đàn

• Tìm kiếm sự trợ giúp của CQT như qua các hình thức trực tiếp bằng việc tham

gia các buổi tập huấn, giải đáp của CQT hoặc thông qua đường công văn • Thuê các công ty dịch vụ về thuế

Trong đó kênh được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất là nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan và tham khảo kinh nghiệm, thủ thuật trên internet, các diễn đàn về kế toán, thuế. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là những kênh doanh nghiệp có thể thực hiện chủ động và không tốn kém chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng sẽ tiềm ẩn những hạn chế như việc tham khảo kinh nghiệm, thủ thuật trên internet, các diễn đàn doanh nghiệp cũng cần cẩn trọng chọn lọc thông tin vì đó là những nguồn không chính thống, tính chính xác sẽ không cao, ngoài ra việc áp dụng có thể có sự khác biệt về quan điểm xử lý giữa các CQT quản lý khác nhau.

Liên quan đến vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp thì hầu hết các doanh nghiệp

được khảo sát có số lượng kế toán tương đối mỏng (từ 1-3 kế toán). Kết quả này cũng

tương đồng theo đánh giá được đăng tải trên Tạp chí thuế của ông Nguyễn Đức Nghĩa

xu hướng giải quyết các sai phạm thuế, các quyết định hành chính bằng các hành vi trái pháp luật như thông đồng, đưa hối lộ...”

Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy có tới 62% doanh nghiệp được khảo sát trả lời không có kế toán thuế riêng. Điều này cho thấy sự kiêm nhiệm trong cả công việc kế toán và kê khai thuế, việc đảm nhiệm cả hai công việc có khả năng cao người

ghi nhận kê khai thuế không đủ về năng lực cũng như sự kiêm nhiệm cả 2 việc khiến sự kiểm soát hết được những rủi ro thuế trở nên khó khăn hơn, từ đó dẫn đến sự thiếu

cẩn trọng, làm qua loa chỉ với mục đích thực hiện nộp đầy đủ các loại tờ khai thuế. Vì thực tiễn đó kéo theo nhiều doanh nghiệp còn đối phó bằng việc thuê công ty dịch

vụ về thuế hoặc thuê thời vụ với mức giá rẻ nhằm đối phó tạm thời, chỉ với mục đích có đầy đủ tờ khai để nộp cho doanh nghiệp.

Cũng theo chia sẻ qua phỏng vấn một số kế toán và kế toán trưởng cho biết họ

gặp trở ngại khi có được sự phối hợp từ các bộ phận, phòng ban khác cụ thể là từ những người trực tiếp thực hiện dẫn đến có những tình huống họ nắm rõ được rủi ro và có biết hướng xử lý để phòng ngừa rủi ro đó nhưng do chủ doanh nghiệp chưa có sự ủng hộ thích đáng cũng như không có sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan nên họ rất khó khăn trong việc kiểm soát các rủi ro về thuế đó.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thuế trong các doanh nghiệp ở việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w