Giao dịch liên kết

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thuế trong các doanh nghiệp ở việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 76)

Đây là giao dịch mà người có trách nhiệm ghi nhận trong doanh nghiệp nếu không có sự sát sao hoặc có sự am hiểu, sự nhận thức của đầy đủ các bộ phận cũng như phối hợp thông tin với nhau thì thường sẽ không chú ý tới, vì có thể việc phát sinh giao dịch liên kết đó phát sinh từ chủ doanh nghiệp hoặc là hoạt động do bộ phận

khác trực tiếp tiến hành. Việc xác định thuộc vào giao dịch liên kết sẽ phát sinh thêm các nghĩa vụ liên quan, và các quy định của pháp luật cũng có quy định riêng, mức khống chế riêng trong trường hợp này. Bởi vậy nếu doanh nghiệp không có sự sát sao, tách bạch rõ ràng, nguy cơ sẽ dẫn đến vi phạm và bị CQT xuất toán các khoản

chi phí có liên quan, nộp phạt kê khai sai, phạt tiền chậm nộp và có thể dẫn tới hậu quả thất thoát một khoản tiền lớn, gây tổn hại đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. Để rõ hơn thì tại khoản 1 điều 5 nghị định 20/2017/NĐ-CP có quy định về các trường

hợp là giao dịch liên kết như sau: “Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc

đầu tư của một bên khác.”

Ngoài việc rà soát để xác định các giao dịch liên kết trong doanh nghiệp mình

thì cần cẩn trọng đối với những giao dịch với bên liên kết này đặc biệt cần lưu ý đối với những doanh nghiệp FDI tránh xảy ra hiện tượng chuyển giá vì theo điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP có nêu rõ “Giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch

độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh

doanh của người nộp thuế không được trừ vào chi phí tính thuế trong kỳ”

Trường hợp phát sinh khoản đi vay của những bên liên kết như vay từ chủ doanh nghiệp thì đây được coi là một giao dịch liên kết nên sẽ bị khống chế chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN theo khoản 3 điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP là “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế (EBITDA)”

Như vậy nếu phát sinh giao dịch liên kết khoản chi phí lãi vay sẽ bị khống chế

ở mức 20% EBITDA, phần vượt quá sẽ không được tính. Theo quy định này doanh nghiệp cần thật cẩn trọng, chi phí lãi vay theo quy định trên là tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kì không phân biệt là chi phí đi vay bên liên kết hay bên độc lập.

Giải pháp đưa ra để doanh nghiệp có thể kiểm soát được những rủi ro từ giao dịch liên kết đó là cần có sự phối hợp giữa các bộ phận để rà soát, đánh giá và xác nhận lại doanh nghiệp mình, trong các quan hệ về vốn, điều hành, đi vay hay cơ sở kinh doanh... có thực hiện với bên liên kết không? Đặc biệt là có phát sinh hoạt động đi vay với bên liên kết đó không? Nếu phát sinh giao dịch liên kết trong doanh nghiệp

- Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết gồm:

a) Hồ sơ quốc gia theo Mau số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu theo Mau số 03 tại Phụ lục ban hành kèm

theo

Nghị định này;

c) Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo Mau số 04 tại

Phụ lục

ban hành kèm theo Nghị định này.”

Hiện nay quy định tại khoản 3 điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP về khống chế

chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết, bộ tài chính vừa hoàn thành dự thảo nghị định

bổ sung nâng mức khống chế này lên 30%, doanh nghiệp cần theo dõi và cập nhật để ghi nhận kịp thời khi có hiệu lực thi hành.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thuế trong các doanh nghiệp ở việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w