Kiến nghị phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thuế trong các doanh nghiệp ở việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 91 - 96)

c, Thay đổi cách vận hành, chính sách mớ

3.2.2. Kiến nghị phía doanh nghiệp

Thứ nhất, khi xây dựng quy trình QTRR thuế cho doanh nghiệp cần xem xét dựa trên nhiều yếu tố, đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình, điều mà mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau như về quy mô, văn hóa, lĩnh vực kinh doanh.

Có thể lấy ví dụ như đối với những doanh nghiệp quy mô lớn, với nhiều phòng

ban, nhiều lĩnh vực kinh doanh vì vậy việc xây dựng đầy đủ bộ phận QTRR thuế, ban

cách hiệu quả. Tóm lại mỗi doanh nghiệp sẽ cần có sự linh hoạt dựa trên các cơ sở nền tảng đó để kiểm soát tốt nhất những rủi ro thuế tiềm ẩn.

Thứ hai, chú trọng tuyển dụng, giữ chân những người giỏi, có đủ năng lực và kinh nghiệm về vị trí tuyển dụng đồng thời có tính linh hoạt, hợp tác, chia sẻ cao trong công việc và với những bộ phận khác, có khả năng cải tiến trong các quy trình làm việc. Doanh nghiệp nên đầu tư tổ chức đào tạo cho nhân sự ở toàn bộ các bộ phận, phòng ban giúp tạo văn hóa về nhận thức rủi ro cũng như nâng tầm giá trị con người, giá trị của doanh nghiệp.

Thứ ba, việc doanh nghiệp lựa chọn chia sẻ rủi ro bằng việc thuê bên làm dịch

vụ về thuế cần lựa chọn những công ty uy tín và có sự ký nhận, bàn giao hồ sơ cẩn thận, tránh việc thuê bên dịch vụ giá rẻ chỉ với mục đích nộp đầy đủ các loại tờ khai cho CQT.

Thứ tư, doanh nghiệp cần chủ động theo dõi và tham gia các buổi tập huấn, tuyên truyền, giải đáp... do CQT quản lý tổ chức để nắm bắt được những quy định, những thay đổi mới về luật, quan điểm xử lý phía CQT quản lý doanh nghiệp trong các vấn đề phát sinh chưa được nêu rõ trong văn bản luật để có sự xử lý linh hoạt và phù hợp nhất trong doanh nghiệp của mình, hạn chế những rủi ro xảy ra sau này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 - Đề xuất giải pháp xây dựng quy trình quản trị rủi ro thuế hiệu

quả đi vào trình bày việc xây dựng quy trình để QTRR thuế bao gồm: (1) xây dựng môi trường doanh nghiệp (bắt nguồn từ tâm thức, triết lý của nhà quản lý muốn làm đúng, tuân thủ đầy đủ pháp luật về thuế, sự tham gia quy trình QTRR thuế của toàn doanh nghiệp từ nhà lãnh đạo, cấp quản lý tới cấp dưới trong các bộ

phận, phòng ban, yêu cầu về năng lực, trình độ phẩm phất của nhân sự); (2) xác định mục tiêu bao gồm mục tiêu chung và các mục tiêu riêng cho những trường hợp cụ thể; (3) tiếp đó là nhận diện phân tích các rủ ro tiềm ẩn thông qua việc phân loại bao gồm: (i) các rủi ro trong giao dịch gồm hoạt động mua hàng, bán hàng, các rủi ro trong giao dịch liên kết (các thủ tục liên quan, vấn đề chuyển giá,

chi phí lãi vay của bên liên kết), các rủi ro trong giao dịch tài chính (các khoản đi vay, ghi nhận chi phí lãi vay), (ii) các rủi ro về mặt hoạt động phát sinh khi doanh

nghiệp có sự thay đổi, có hoạt động mới so với trước đây như thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi cấu trúc, mô hình hoạt động mới, cách vận hành, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, dự án kinh doanh mới, mở thêm chi nhánh..., (iii) rủi ro kế toán, (iv)rủi ro từ con người, (v) rủi ro danh tiếng; (4) đưa ra giải pháp kiểm soát, hạn chế rủi ro; (5) thực hiện hoạt động giám sát quá trình bằng

KẾT LUẬN

Nước ta đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế, với nhiều sự cải cách trong

chính sách thuế, sự cạnh trạnh trên thị trường cũng ngày càng gia tăng khiến các doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều rủi ro thuế hơn, nhiều doanh nghiệp đã bị phạt số tiền lớn chủ yếu do sai sót, kê khai sai dẫn đến thiều số tiền thuế phải nộp.

Sự am hiểu trong việc tuân thủ thuế giữa các doanh nghiệp, giữa các khâu và trong từng nội dung vẫn chưa có sự đồng đều, tính không chắc chắn vẫn còn rất cao, kèm theo đó công tác QTRR thuế trong doanh nghiệp vẫn chưa nhận được sự chú trọng và quan tâm lớn, các hoạt động kiểm soát vẫn còn sơ sài và chưa có tính liên tục, nhất quán trong toàn bộ doanh nghiệp.

Chính vì vậy việc xây dựng, QTRR thuế trong doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết, quyết định tới sự tăng trưởng và phát triển bền vững của doanh nghiệp hiện nay. Bởi vậy việc nghiên cứu, xem xét, đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao sự cẩn trọng, tính chủ động khi thực hiện nghĩa vụ thuế, chủ động trong việc phát hiện sớm để ngăn ngừa rủi ro thay vì xử lý những rủi ro đã phát sinh và coi trọng hoạt động QTRR thuế trong doanh nghiệp là một yêu cầu hết sức cần thiết khi mà sự quản lý phía ngành thuế đang ngày càng cải tiến và được tăng cường hơn. Với mục tiêu chính là đề xuất những giải pháp để QTRR thuế giúp doanh

nghiệp có thể hạn chế tối đa những rủi ro về thuế, khóa luận đã nghiên cứu, phân tích

và làm rõ, đưa ra những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, khóa luận đã tổng hợp và hệ thống hóa lại các cơ sở lý luận liên quan, khái quát về tình hình cơ chế, chính sách pháp luật của Việt Nam ta, giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và sự nhận thức rõ hơn về môi trường pháp luật doanh nghiệp đang hoạt động, đồng thời tổng hợp lại các khung QTRR tốt làm cơ sở tham khảo cho doanh nghiệp và làm tiền đề để khóa luận đưa ra những đóng góp đề xuất các giải pháp.

Thứ hai, dựa trên việc tìm hiểu tình hình thực tế qua những thống kê, đánh giá

rủi ro thuế, quan điểm, tầm quan trọng cũng như các hoạt động kiểm soát đang diễn ra bên trong các doanh nghiệp. Thông qua đó đưa ra những đánh giá sơ bộ về những kết quả đạt được, các vấn đề còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Những sự đánh giá này sẽ là cơ sở, làm động lực cho việc xây dựng các giải pháp cần thiết giúp hạn chế những rủi ro về thuế, cản trở tới sự tồn tại cũng như sự phát triển bền vững của doanh

nghiệp.

Thứ ba, dựa trên những đánh giá thực tế về những vi phạm, hạn chế tại các doanh nghiệp trong tình hình thực tiễn của bối cảnh pháp luật đất nước Việt Nam để vận dụng những thông lệ, khung quản trị tốt đã được phổ biến ở nhiều nước phát triển

trên thế giới qua đó xây dựng một quy trình QTRR thuế thông qua việc xây dựng quy

trình, phân loại rủi ro kết hợp với giải thích, phân tích các tình huống, quy định pháp luật liên quan cũng như đưa ra những ví dụ cụ thể trong thực tế qua đó định hướng cho doanh nghiệp nhận biết, đề cao các hoạt động kiểm soát, giúp phòng ngừa rủi ro và làm cơ sở để doanh nghiệp tham khảo xây dựng quy trình riêng sao cho phù hợp với quy mô và với các đặc thù riêng của từng doanh nghiệp.

Thứ tư, thông qua tìm hiểu về tình hình thực tế đề xuất một số ý kiến về cả phía nhà nước, cơ quan liên ngành và về phía doanh nghiệp để có được sự phối hợp tốt về quản lý rủi ro ở cả phía CQT và người nộp thuế, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cả 2 bên, tiết giảm các khoản chi phí và đảm bảo sự phát triển công bằng của xã hội.

Tóm lại trong quá trình hoạt động của bất kì doanh nghiệp nào cũng đều sẽ tiềm ẩn những rủi ro và trong quá trình QTRR thì quan điểm “Lợi nhuận là phần thưởng của rủi ro” không phải là luôn đúng. Khi thực hiện QTRR thuế trong doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng khi tuân thủ đúng pháp luật về thuế và những hậu quả nghiêm trọng tới sự tồn tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật từ đó tác động tới tâm thức, hành động trong toàn doanh nghiệp, là kim chỉ nan trong doanh nghiệp đó là khi QTRR thuế thì dù doanh nghiệp phản ứng như thế nào thì trước tiên nhất vẫn phải là làm đúng, tuân thủ theo đúng quy định,

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thuế trong các doanh nghiệp ở việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w