những rủi ro thuế vẫn còn chưa được toàn diện, xuất phát từ đó khiến họ chưa thực sự có sự đề cao việc kiểm soát các rủi ro thuế trong toàn doanh nghiệp.
Cụ thể qua kết quả khảo sát về bước đầu nhận diện được rủi ro thuế trong doanh nghiệp cho thấy có tới 28% doanh nghiệp cho rằng CQT thực hiện quản lý doanh nghiệp và thực hiện thanh, kiểm tra thuế theo định kì, 20% doanh nghiệp cho rằng CQT thực hiện thanh, kiểm tra thuế theo cả định kì và dựa theo bộ chỉ số để tính
toán và phân tích và số còn lại (52%) cho rằng CQT thực hiện thanh, kiểm tra thuế theo bộ chỉ số để tính toán và phân tích.
Hình 2.3: Ket quả khảo sát về tình hình nhận diện cơ sở để thanh, kiểm tra của Cơ quan thuế
■ Theo định kì ■ Ket hợp theo định kl và bộ chí 50 để tính toán vá phàn tích Sừ dụng bộ chí số để tính toán và phân tích
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã có sự nhận thức được về cơ chế kiểm tra của CQT, bước đầu đã có sự nhận diện rủi ro cho mình dựa trên các tiêu chí đánh giá rủi ro NNT của CQT, có thể kể đến một số tiêu chí nhận diện rủi ro tiêu biểu như sau: Bảng 2.1. Bảng tiêu chí đánh giá người nộp thuế của Cơ quan thuế
Tiêu chí 3 Số lượng doanh nghiệp chấm dứt kinh doanh trong kì thống kê Tiêu chí 4 Tỷ trọng số hồ sơ khai thuế đã nộp trong số hồ sơ khai thuế phải nộp
Tiêu chí 5 Tỷ trọng số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn trên số hồ sơ khai thuế đã nộp
Tiêu chí 6 Tổng số lượt doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính về Thuế Tiêu chí 7 Tổng số lỗ trong kì thống kê
Tiêu chí 8 Số doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm về hóa đơn Tiêu chí 9 Tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp Tiêu chí 10 Tình hình HĐKD của doanh nghiệp
Tiêu chí 11 Tình hình kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp
Tiêu chí 12 Dấu hiệu vi phạm phát hiện qua quá trình thực hiện công tác quản lý thuế
(Nguồn: Quyết định 996/QĐ-BTC và Quyết định 253/QĐ-BTC) (Chi tiết xem tại phụ lục 1)