Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động hỗ trợ phát triển HTX trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ phát triển hợp tác xã của liên minh hợp tác xã tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 106)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động hỗ trợ phát triển HTX trên

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan a. Vấn đề thị trường a. Vấn đề thị trường

- Thị trường đầu ra về hàng hóa, dịch vụ là thị trƣờng có ảnh hƣởng quan trọng, trực tiếp đến sự phát triển của HTX.

Là một tỉnh ở trung du miền núi ph Bắc, địa hìnhkhông phức tạp, thuận lợi cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Những mô hình HTX mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là trồng và kinh doanh nấm; trồng hoa; trồng rau an toàn; nuôi ong... tận dụng đƣợc tiềm năng sẵn có ở các địa phƣợng.

Bên cạnh đó, nhắc tới Thái Nguyên là nhắc tới cây chè - sản vật thiên nhiên ban tặng. Do đó với 34 HTX trên địa bàn thì vấn đề thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm chè rất tiềm năng, nhƣng do nguồn vốn t, tiếp thu khoa học kỹ thuật còn chậm, mẫu mã bao bì còn hạn chế...do đó các HTX chè hiện nay vẫn còn rất vất vả trong việc tìm kiếm thị trƣờng riêng.

Đối với thị trƣờng đầu ra của các HTX trong lĩnh vực kinh doanh khác đều đƣợc cạnh tranh bình đẳng, hòa với khó khăn thách thức chung của thị trƣờng.

- Thị trường vốn:

Nguồn vốn góp của thành viên HTX không cao, khi mà số vốn hỗ trợ chỉ giải quyết 1 phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của HTX. Do đó hoạt động hỗ trợ về vốn cho HTX chƣa thực sự hiệu quả.

Ngoài ra đối với các t chức t n dụng khác thì việc cho vay HTX cũng gặp khó khăn bởi hiệu quả hoạt động thấp, không có tài sản thế chấp hay tài sản có giá trị thế chấp thấp do ở vùng xa; phƣơng án kinh doanh với t nh khả thi hạn chế.

- Thị trường sức lao độnghay nguồn cung ứng lao động cho HTX

Hiện nay, việc thu hút nguồn lao động có chất lƣợng vào làm việc trong HTX là vô cùng khó khăn. Bởi vì: hiệu quả kinh doanh của HTX còn thấp nên không có điều kiện tăng thu nhập cho ngƣời lao động; phần lớn lao động có chất lƣợng và những nông dân có sức khỏe, chịu khó của tỉnh chọn nơi làm việc là các thành phố, các khu công nghiệp lớn với mức thu nhập n định. Đặc biệt năm 2014, nhà máy điện thoại Samsung đã thu hút khoảng 20.000 ngƣời lao động, chƣa kể hàng chục dự án phụ trợ khác, đã ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn lao động vốn đã khó khăn trong các HTX. Dẫn đến tình trạng một số HTX không có ngƣời làm đã ngừng hoạt động, số khác thì thu nhỏ quy mô. Nếu không có sự can thiếp của nhà nƣớc thì với việc thu hút đầu tƣ mạnh nhƣ hiện nay, các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

c. Môi trường thông tin

Trong nền kinh tế tri thức, môi trƣờng thông tin hay nguồn thông tin bên ngoài có giá trị cực kỳ quan trọng đối với mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trƣờng, và đối với HTX điều này càng quan trọng hơn. Nhƣng với trình độ nhận thức còn hạn chế, cơ sở vật chất còn kém, địa bàn chủ yếu ở những nơi xa xôi nên việc nắm bắt kịp thời các thông tin dự báo của các HTX còn chậm, thiếu ch nh xác.

d. Ý thức của cộng đồng

Tỉnh Thái Nguyên trong 2 năm gần đây do làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX nên ý thức của cộng đồng cũng có sự thay đ i đáng kể.

Sản phẩm chè của các HTX đƣợc ngƣời dân trong tỉnh t ch cực đón nhận qua các chƣơng trình Hội chợ thƣơng mại, các lễ Festival....Các sản phẩm dịch vụ của 1 số HTX vệ sinh môi trƣờng đã đƣợc sử dụng trong 1 số bệnh viện lớn, các trƣờng đại học, cơ quan nhà nƣớc. Các lĩnh vực nhƣ công nghiệp, dịch vụ điện, xây dựng, t n dụng đều đƣợc cộng đồng sử dụng bình đẳng nhƣ mọi loại mô hình khác. Tuy nhiên đối với HTX nông nghiệp ngƣời dân vẫn còn dè dặt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

e. Môi trường chính trị

UBND tỉnh, tỉnh ủy, các sở ban ngành, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên đã rất quan tâm đến lĩnh vực kinh tế tập thể:

Thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Ch nh trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5, khóa IX về tiếp tục đ i mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 35- CT/TU ngày 27/5/2013 về tiếp tục đ i mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.

B sung, kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể của tỉnh

Chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện kết luận số 56-KL/TW và Chỉ thị số 35-CT/TU của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy từ tỉnh đến cơ sở. Tỉnh đã xây dựng, triển khai thực hiện Đề án “Tiếp tục củng cố, phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015”.

T chức hội nghị t ng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5, khóa IX về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh. Cấp ủy, ch nh quyền các địa phƣơng đã quan tâm chỉ đạo xây dựng mô hình HTX điển hình tiên tiến để nhân ra diện rộng gắn với các mục tiêu chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

3.3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan a.Nguồn nhân lực trong HTX a.Nguồn nhân lực trong HTX

Đây là yếu tố quan trọng, quyết định thành công của HTX, giúp HTX có phƣơng án kinh doanh hiệu quả; t chức quản lý HTX phát triển đúng hƣớng… Tuy nhiên đa phần hiện nay, đội ngũ lãnh đạo HTX là ngƣời có tu i đời, tu i nghề cao, do đó việc bắt kịp xu thế thay đ i nhanh của thị trƣờng sẽ gặp đôi chút khó khăn.

Bởi vậy, hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cần phải đƣợc chú trọng để đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Bởi trong thực tế cho thấy, kinh tế tập thể hoạt động mạnh, chủ yếu lệ thuộc khá nhiều vào năng lực trình độ và nhiệt tình của đội ngũ cán bộ.

b. Nguồn tài chính trong HTX

Nhìn chung vốn điều lệ của các HTX thấp, có nhiều HTX chỉ có số vốn dƣới 100 triệu VNĐ, khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay.

Việc huy động vốn nội bộ của HTX gặp nhiều khó khăn do các thành viên chƣa tìm thấy lợi ch thiết thực của mình trong đó, mặt khác do bản thân nguồn vốn trong nội bộ xã viên là rất có hạn

Cùng với việc nguồn vốn nội bộ hạn chế, các HTX cũng rất khó tiếp cận với nguồn vốn từ bên ngoài. Các HTX thƣờng bị thiếu thong tin về các nguồn tài ch nh, t n dụng, không hiểu rõ qui trình, thủ tục, không biết cách xây dựng các dự án để huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, các HTX chƣa tạo đƣợc uy t n cao đối với các t chức t n dụng nên việc vay vốn thƣờng gặp nhiều trở ngại hơn so với các doanh nghiệp.

c. Nguồn vật lực trong HTX

Cơ sở vật chất của các HTX nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ, trình độ công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là ph biến. Chỉ có 17% HTX có máy móc, phƣơng tiện làm việc đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất; 33% chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất; 50% HTX rất thiếu máy móc, phƣơng tiện làm việc. Do công nghệ sản xuất lạc hậu nên các HTX chỉ tập trung chủ yếu vào một lĩnh vực truyền thống, mẫu mã sản phẩm đơn điệu không đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ phát triển hợp tác xã của liên minh hợp tác xã tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)