Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ phát triển hợp tác xã của liên minh hợp tác xã tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 58)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm phát triển hợp tác xã tại tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm ch nh trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, ph a Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội(cách 80 km); diện t ch tự nhiên 3.562,82 km².

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành ch nh: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Ph Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. T ng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Với vị tr rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lƣu thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đƣờng quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đƣờng sông Đa Phúc - Hải Phòng; đƣờng sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.

3.1.1.2. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên:

Địa hìnhkhông phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Kh hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm;

cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở ph a bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng và ph a nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Ph Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. T ng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, kh hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lƣợng than lớn thứ hai trong cả nƣớc, than mỡ trữ lƣợng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lƣợng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.

Hạ tầng cơ sở nhƣ hệ thống điện, nƣớc, bƣu ch nh viễn thông, giao thông (kể cả đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi.

Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên nhƣ Hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng, các di t ch lịch sử nhƣ: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di t ch khảo c học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di t ch kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phƣơng trong tỉnh nhƣ: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đu m, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xƣơng Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lƣợng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã t chức rất thành công năm du lịch quốc gia hƣớng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nƣớc ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu ngƣời, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu,H’mông, Sán chay, Hoa và Dao.

Ngoài ra, Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Ch Minh với 6 Trƣờng Đại học, 11 trƣờng Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng gần 100.000 lao động;

Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện; Là một nơi có những địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái - danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác xứng tầm nhƣ: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa - Thác Mƣa bay và Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ Sông Cầu...

3.1.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

- Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2014 ƣớc t nh tăng 18,6% so với năm 2013 (cả nước dự ước đạt trên 5,8%). Trong đó, nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 4,8%, đóng góp 1 điểm phần trăm; công nghiệp và xây dựng tăng 40,5%, đóng góp 14,9 điểm phần trăm; dịch vụ tăng 6,4%, đóng góp 2,72 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trƣởng chung.

Về cơ cấu kinh tế năm 2014: Nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 19,39%; công nghiệp và xây dựng 47,49% và dịch vụ 33,12% (năm 2013 có cơ cấu tương ứng là 22,27% - 40,92% - 36,82%).

- Về thương mại, dịch vụ:

Xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn năm 2014 tăng cao đột biến và về trƣớc kế hoạch năm là 7 tháng. Đóng góp lớn nhất vào giá trị xuất khẩu năm nay là nhóm mặt hàng điện tử, viễn thông của khu vực có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Bên cạnh đó các đơn vị trong nƣớc giá trị xuất khẩu cũng tăng cao do mức tăng xuất khẩu của các sản phẩm kim loại màu (thiếc, vonfram, đồng...). Dự ƣớc cả năm 2014, giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh ƣớc đạt 8,2 tỷ USD, bằng 820% kế hoạch, gấp 33 lần (tăng 3.233%) so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế có

vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ƣớc đạt gần 8 tỷ USD, gấp 854 lần so với cùng kỳ và khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 236 triệu USD, tăng 55% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu: nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất và máy móc thiết bị phục vụ đầu tƣ, xây lắp nên giá trị nhập khẩu trên địa bàn tăng cao. Dự ƣớc cả năm 2014 giá trị nhập khẩu khoảng 8,1 tỷ USD, gấp 13,3 lần so với cùng kỳ, trong đó: khu vực kinh tế trong nƣớc nhập khẩu 521,3 triệu USD, tăng 42,5% so với cùng kỳ (chiếm tỷ trọng 6,5% tổng giá trị nhập khẩu); khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ƣớc đạt 7,5 tỷ USD, gấp 31,2 lần so với cùng kỳ (chiếm tỷ trọng 93,5% tổng giá trị nhập khẩu).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội cả năm 2014 ƣớc đạt 18,06 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1% so với năm 2013. Khu vực cá thể (chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn 60%) đạt 10.834 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2013; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đạt 16.386 tỷ đồng, tăng 14%; khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc đạt 1.671 tỷ đồng, tăng 5,4%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng đầu năm 2014 tăng 2,75% so với bình quân cùng kỳ; trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,44% (lƣơng thực tăng 5,7%; thực phẩm tăng 1,24%); chỉ số nhóm hàng phi lƣơng thực thực phẩm tăng 2,5%. Chỉ số giá nhóm dịch vụ tăng 3,7% so với bình quân cùng kỳ.

- Tài chính, tín dụng: thu ngân sách năm 2014 ƣớc đƣợc 4.492 tỷ đồng, so với dự toán đầu năm tăng 240 tỷ đồng, tăng 5,6% dự toán. Trong đó: thu nội địa dự ƣớc đạt 3.802 tỷ đồng, bằng 110,1% dự toán, thu xuất nhập khẩu đƣợc 690 tỷ đồng, bằng 86,3% dự toán. T ng chi ngân sách dự toán đầu năm 6.893,3 tỷ đồng, ƣớc thực hiện cả năm 8.907,5 tỷ đồng, tăng 2.014,2 tỷ đồng (tăng 29% do nguồn tăng thu ngân sách địa phương; nguồn NSTW bổ sung tăng, thu vay, thu kết dư và chuyển nguồn năm 2013 sang); trong đó chi cân đối ngân sách 7.993,4 tỷ đồng, tăng 1.828,3 tỷ đồng (tăng 29,7%). Trong chi cân đối thì chi đầu tƣ phát triển tăng 803,6 tỷ đồng (tăng 108,7%); chi thƣờng xuyên tăng 992,6 tỷ đồng (tăng 19,4%); Chi chƣơng trình mục tiêu tăng 185,9 tỷ đồng (tăng 26%). Mức độ tăng chi đầu tƣ phát triển và chi chƣơng trình mục tiêu tăng nhanh hơn chi thƣờng xuyên.

- Đầu tư xây dựng: T ng vốn đầu tƣ trên địa bàn cả năm 2014 ƣớc đạt 33.870 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2013, trong đó nguồn vốn do Nhà nƣớc quản lý trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

địa bàn ƣớc thực hiện 4.047 tỷ đồng, tăng 6,6%; vốn đầu tƣ của khu vực ngoài nhà nƣớc (doanh nghiệp, cá thể và hộ dân cư) ƣớc thực hiện 10.653 tỷ đồng. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cả năm ƣớc thực hiện 19.170 tỷ đồng, tăng 57,3% so 2013, chiếm khoảng 60% t ng số.

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tính chung từ đầu năm đến tháng 11, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút đƣợc 23 dự án FDI mới với t ng vốn đầu tƣ đăng ký là 3.163,18 triệu USD và tăng vốn 05 dự án, với vốn đầu tƣ điều chỉnh tăng 104,76 triệu USD. Thu hồi 02 dự án (có vốn đăng ký 14,5 triệu USD). Nhƣ vậy t nh đến thời điểm đầu tháng 11/2014 tỉnh Thái Nguyên có 70 dự án còn hiệu lực với t ng vốn đăng ký là 6.772 triệu USD, trong đó có 26 dự án ngoài khu công nghiệp và 43 dự án trong khu công nghiệp. Dự ƣớc cả năm 2014 sẽ cấp mới đƣợc khoảng 40 dự án FDI với vốn đăng ký trên 3.500 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 8 dự án với vốn tăng thêm là 150 triệu USD; là địa phƣơng đứng đầu cả nƣớc về thu hút đầu tƣ FDI năm 2014.

Đến tháng 11/2014, đã tiếp nhận 1.439 hồ sơ, cấp mới đăng ký kinh doanh 342 doanh nghiệp với t ng vốn đăng ký 1.185 tỷ đồng; thay đ i đăng ký kinh doanh cho 730 doanh nghiệp, thành lập 141 đơn vị trực thuộc, giải thể và thu hồi 61 doanh nghiệp, tạm ngừng hoạt động 59 doanh nghiệp. T ng số doanh nghiệp đang hoạt động là 4.205 với số vốn đăng ký trên 30.300 tỷ đồng; đã cấp mới 38 dự án đầu tƣ trong nƣớc với t ng mức đầu tƣ trên 3.500 tỷ đồng. Về T hợp tác đến nay, toàn tỉnh có 763 T hợp tác, với 5.316 thành viên và ngƣời lao động, bao gồm: 466 t hợp tác dịch vụ nông nghiệp; 195 t vay vốn t n dụng và 114 t hoạt động trong các lĩnh vực khác nhƣ: chế biến lâm sản, kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ xây dựng, dịch vụ vận tải, sửa chữa kinh doanh thiết bị điện gia dụng, dịch vụ môi trƣờng. T ng số HTX toàn tỉnh là 357 HTX, với 39.343 thành viên và ngƣời lao động.

-Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới:

T ng hợp kết quả rà soát, đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu ch theo Bộ tiêu ch xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên của các địa phƣơng t nh đến 15/10/2014 nhƣ sau: số tiêu ch bình quân toàn tỉnh đạt 10,7 tiêu ch /xã; tăng 5,9 tiêu ch /xã so với năm 2011 (năm 2011 bình quân đạt 4,8 tiêu ch /xã). Địa phƣơng

có số tiêu ch bình quân tăng nhanh là Phú Bình (8,9 tiêu ch /xã); thị xã Sông Công (7,5 tiêu ch /xã). Huyện có số tiêu ch bình quân tăng chậm là Võ Nhai (3,8 tiêu ch /xã); Đồng Hỷ (3,9 tiêu ch /xã). Dự kiến năm 2014 có 10 xã đƣợc công nhận đạt tiêu ch xã nông thôn mới.

- Dân số trung bình năm 2014 trên địa bàn tỉnh theo số liệu sơ bộ là 1.173 nghìn ngƣời; đạt tỷ lệ tăng dân số 1,46% so với năm 2013. Dân số khu vực thành thị chiếm 30,3% và dân số khu vực nông thôn 69,6%. Dự ƣớc tỷ suất sinh thô bình quân năm 2014 giảm 1,16%0 vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

- Công tác hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội: Năm 2014 đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 277.538 ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số và 64.554 ngƣời thuộc hộ gia đình cận nghèo; hoàn thiện s hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013, để thực hiện quản lý, theo dõi trong năm 2014. Thực hiện trợ cấp thƣờng xuyên cho 31,9 nghìn đối tƣợng bảo trợ xã hội tại cộng đồng; trợ cấp đột xuất quà thăm hỏi hộ nghèo khoảng 5 tỷ đồng, cứu đói và cứu trợ xã hội trên 2 tỷ đồng. Dự ƣớc kết quả tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 là 9,17%, giảm 2,43% so với năm 2013, vƣợt chỉ tiêu kế hoạch. Triển khai các hoạt động trong Chƣơng trình quốc gia bảo vệ trẻ em nhƣ: phối hợp t chức Hội thảo sửa đối Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; t chức tập huấn các nội dung về phòng chống tai nạn thƣơng t ch trẻ em, xây dựng ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thƣơng t ch cho 1.810 cán bộ phụ trách công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp xã, cộng tác viên, cha mẹ, ngƣời chăm sóc trẻ ở các huyện, thành phố, thị xã; đến nay có 87,0% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc quan tâm chăm sóc; 82% xã phƣờng đạt tiêu chuẩn xã/phƣờng phù hợp với trẻ em, đạt chỉ tiêu đề ra.

- Lao động, việc làm:.

Trong 10 tháng đầu năm 2014 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 18.065 ngƣời, bằng 82,1% kế hoạch, trong đó nữ: 9.157 ngƣời. Xuất khẩu lao động đƣợc 715 ngƣời, tăng 258 ngƣời so cùng kỳ và bằng 71,5% kế hoạch. Thực hiện rà soát lao động là ngƣời nƣớc ngoài làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cấp phép lao động cho 295 ngƣời nƣớc ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

trên địa bàn tỉnh (trong đó: cấp mới 226 giấy phép, cấp lại 69 giấy phép); xác nhận đăng ký 06 hợp đồng cá nhân cho ngƣời lao động đi làm việc có thời hạn ở Đài Loan. Dự ƣớc cả năm toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 22 nghìn lao động của tỉnh, trong đó xuất khẩu lao động là 1.000 ngƣời, bằng 100% kế hoạch. Tạo vị tr việc làm mới trên địa bàn ƣớc đạt khoảng trên 40 nghìn lao động, tạo điều kiện về chuyển dịch cơ cấu lao động trong và ngoài tỉnh.

- Giáo dục, đào tạo tiếp tục được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và giữ được nhịp độ phát triển cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập trên địa bàn

T nh đến đầu năm học 2014-2015 toàn tỉnh có 460 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (đạt 70,12%); trong đó có 143 trƣờng mầm non (chiếm 66,20%), 204 trƣờng tiểu học (đạt 90,26%), 101 trƣờng trung học cơ sở (đạt 55,8%) và 12 trƣờng trung học ph thông (đạt 37,5%). Tuy nhiên tiến độ xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia ở một số đơn vị còn chậm so với yêu cầu; chƣa gắn kết đƣợc quá trình xây dựng trƣờng chuẩn với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Việc đầu tƣ kinh ph cho giáo duc mầm non đã tăng, song so với yêu cầu trẻ ra lớp ngày một đông còn thiếu phòng học, hạn chế trong công tác chăm sóc giáo dục.

Năm 2014 thực trạng tuyển sinh của các trƣờng cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh rất khó khăn, lƣợng học sinh tuyển mới đƣợc rất thấp.

Năm 2014, các cấp, các ngành đã t ch cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ phát triển hợp tác xã của liên minh hợp tác xã tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)