Cơ hội dành cho ngành thủy sản

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 65 - 67)

2.5. Cơ hội và thách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam trong quá trình xanh hóa

2.5.1. Cơ hội dành cho ngành thủy sản

Thời gian gần đây nhà nước, chính phủ đã đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh quá trình xanh hóa chuỗi cung ứng trong ngành thủy hải sản Việt Nam, xây dựng nên những chính sách quy định về việc bảo vệ môi trường trong quá trình đánh b ắt, chăn nuôi, sản xuất và xuất khẩu thủy hải sản. Giúp các các doanh nghiệp và ngư dân có thêm kiến thức và lộ trình rõ ràng hơn trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.

Cơ hội để mở rộng quy mô thị trường tiêu thụ thủy sản cung rộng mở hơn kể từ khi Việt Nam ký kết các hiệp định FTA và TPP. Kể từ năm 2000 đến nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng rất mạnh mẽ nhờ việc gia nhập WTO và cùng với đó là việc tham gia 16 hiệp định FTA với các nước chiếm tỷ trọng lên tới 73% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong đó có 11 FTA đã được ký kết và có hiệu lực chiếm 55%. Có thể thấy, cơ hội đang ngày càng rộng mở cho ngành thủy sản Việt Nam trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, cơ hội về ưu đãi thuế quan cũng như ứng dụng kỹ thuật, công nghệ sẽ ngày càng được áp dụng phổ biến hơn để gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm thủy sản.

Cụ thể, các cơ sở chế biến thủy sản ở Việt Nam có thể nhập khẩu nguyên liệu thô chất lượng với số lượng lớn từ các quốc gia thành viên của các hiệp định FTA hoặc TPP với mức thuế quan ưu đãi. Điều này sẽ giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu thô để chuẩn bị xuất khẩu cho các doanh nghiệp ở Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU hoặc các quốc gia tham gia TPP. Các quốc gia trên Thế giới hiện nay đang có xu hướng nhập khẩu hoặc thuê gia công từ các quốc gia có điều kiện lao

động và sản xuất thuận lợi hơn. Đây được coi như là một cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam để mở rộng thị trường, có thêm các nguồn giống nhập khẩu chất lượng từ các thị trường mạnh trên thế giới. Tăng cường sức cạnh tranh bằng việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất giá rẻ hơn như vận tải, thức ăn chăn nuôi, nguyên vật liệu, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, cơ hội mở rộng hợp tác liên doanh nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó thúc đẩy quá trình xây dựng chuỗi cung ứng xanh được hoàn thiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Bên cạnh những FTA thế hệ cũ, việc Việt Nam tham gia vào các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA sẽ mang lại lợi thế rất lớn về thuế quan XNK. Hiện nay, với 11 nước tham gia CPTPP, thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng xuất khẩu sang 10 thị trường các nước còn lại vì hầu hết sẽ được cắt giảm thuế về 0%. Đặc biệt phải kể đến thị trường lớn là Nhật Bản khi mà hầu hết các sản phẩm chế biến sẽ được giảm về 0% từ mức 4,8% - 10,5%, chỉ trừ một số sản phẩm đặc biệt có lộ trình cắt giảm thuế dài hạn thì sẽ không được áp mức 0% ngay như cá trích, cá thu, cá ngừ vây xanh, ... Quan trọng nhất là 2 ngành hàng xuất khẩu lớn nhất nước ta là tôm và cá

tra sẽ đều được áp mức thuế 0% khi xuất khẩu sang các nước thành viên của hiệp định

CPTPP. Bên cạnh đó khi ký kết hiệp định CPTPP và EVFTA, các quy định và chính sách sẽ được cải thiện sao cho phù hợp với các điều khoản FTA dẫn đến việc môi trường kinh doanh sẽ được đảm bảo hơn và thể chế sẽ ổn định hơn, góp phần rất lớn trong quá trình xanh hóa chuỗi cung ứng cho ngành thủy sản nước ta.

Có thể kể đến cơ hội tiếp theo từ người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Ở Việt Nam và trên thế giới, người dân có nhu cầu về thủy sản rất lớn nên các công ty trong ngành này luôn có cơ hội tìm kiếm thị trường mới để tăng lợi nhuận cho công ty. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng sẽ kéo theo tiêu thụ nuôi trồng thủy sản tăng. Theo b áo cáo của Tổ chức Lương thực Thế giới: “mức tiêu thụ thủy sản sẽ tăng từ 49% năm 2012 lên 62% năm 2030.” Ngoài ra, xu hướng hiện nay là sử dụng các sản phẩm sạch, chất lượng cao, an toàn và hỗ trợ tích cực cho công tác ảo vệ môi trường. Vì vậy, nếu các DN sản xuất thủy sản Việt Nam có thể đầu tư vồn để áp dụng công nghệ sạch để sản xuất sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, khẳng định chất lượng hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế thì đây là một tín hiệu đáng mừng.

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w