Khái niệm chuỗi cung ứng xanh

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 25 - 27)

1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng xanh

1.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng xanh

Từ vài thập kỷ trở lại đây, các vấn đề về môi trường ngày càng gia tăng và cấp thiết hơn b ao giờ hết, từ quốc gia này sang quốc gia khác, khu vực này sang khu vực khác, là nguyên nhân nghiêm trọng gây ra biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm nguồn nước, không khí ảnh hưởng xấu đến hệ động thực vật, đời sống con người với những căn b ệnh khác nhau mà chúng gây ra như thiếu máu cơ tim, ung thư phổi, tắc nghẽn mạn tính phổi,... Ngày nay, ô nhiễm môi trường đang vấn đề chính mà nhân loại phải đối mặt hàng ngày, phát thải khí độc hại chính là từ các ngành công nghiệp sản xuất. Chính vì vậy, để khắc phục vấn đề này và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các ngành sản xuất nên đưa khái niệm Xanh vào chuỗi cung ứng của mình. Mối quan tâm đến môi trường đã trở thành một yếu tố quan trọng trong các ngành sản xuất, vì vậy họ cần vận hành chuỗi cung ứng quan tâm đến môi trường hay còn được gọi là chuỗi cung ứng xanh.

Có rất nhiều khái niệm được đưa ra về chuỗi ứng xanh bởi nhiều tác giả trên thế giới. Khái niệm đầu tiên có thể kể đến là từ bài nghiên cứu: “The Green Supply Chain Sustainability Can Be A Competitive Advantage” của tác giả Patrick Penfield (2008), ông chỉ ra rằng: “Chuỗi cung ứng xanh bền vững có thể được định nghĩa là quá trình sử dụng đầu vào thân thiện với môi trường và biến các sản phẩm phụ của quá trình sử dụng thành thứ có thể cải thiện được hoặc tái chế được trong môi trường hiện tại. Quá trình này giúp cho các sản phẩm đầu ra và các sản phẩm phụ có thể được tái sử dụng khi kết thúc vòng đời của chúng, và như vậy tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững. Toàn bộ tưởng về chuỗi cung ứng bền vững là để giảm chi phí và thân thiện với môi trường.”

Beamon (1999) nhấn mạnh tầm quan trọng sự hợp tác với một công ty và định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng xanh là sử dụng chuỗi cung ứng giữa một công ty trung tâm và một công ty hợp tác, nhằm hỗ trợ các tổ chức quản lý sinh thái bí quyết sản xuất trong các công ty trung tâm và sự phát triển của kỹ thuật sản xuất sạch.

Johnny (2009) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng xanh là quá trình thêm các yếu tố “xanh” vào chuỗi cung ứng hiện có, và tạo ra một chuỗi cung ứng thu hồi như là hoạt động xây dựng lại hệ thống một cách sáng tạo. Điều này không chỉ bao gồm việc theo đuổi hiệu quả mà còn có cả sự đổi mới trong chuỗi cung ứng liên quan đến chi phí, lợi nhuận, và môi trường.

Tuy có nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra tùy thuộc vào góc độ của mỗi nghiên cứu, nhưng tựu chung lại tất cả có đặc điểm chung là khẳng định chuỗi cung ứng xanh phải đảm bảo hai vấn đề bao gồm giảm thiểu chi phí và thân thiện với môi trường.

Trong khi khái niệm chuỗi cung ứng xanh xuất hiện để giảm thiểu suy thoái môi trường và kiểm soát ô nhiễm không khí, nước và chất thải thông qua việc áp dụng các thực hành xanh trong hoạt động kinh doanh. Không thể phủ nhận, tư tưởng cơ b ản đằng sau khái niệm xanh là nâng cao tính bền vững của môi trường, nhưng các công ty thường áp dụng khái niệm xanh với mục tiêu “một mũi tên trúng hai đích”. Bởi vì chuỗi cung ứng xanh có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường và chi phí sản xuất, đồng thời nó cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra lợi thế cạnh tranh về sự hài lòng của khách hàng, hình ảnh và danh tiếng tích cực, đồng thời mang lại cơ hội tốt hơn để xuất khẩu sản phẩm của họ ở các nước ủng hộ việc bảo vệ môi trường. Cụ thể, việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh sẽ làm giảm ô nhiễm không khí, nước và chất thải, đồng thời quá trình xanh hóa chuỗi cung ứng cũng nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thông qua việc sản xuất, tái sử dụng và tái chế sản phẩm ít chất thải hơn, giảm chi phí sản xuất, hiệu quả cao hơn của tài sản, từ đó xây dựng hình ảnh tích cực và sự hài lòng cao hơn của khách hàng. Điều này có thể bao gồm các quá trình như lựa chọn nhà cung cấp và mua vật liệu, thiết kế sản phẩm, sản xuất và lắp ráp sản phẩm, phân phối và quản lý cuối vòng đời. Thay vì giảm thiểu tác động có hại của hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng xanh liên quan đến việc gia tăng giá trị hoặc tạo ra giá trị thông qua các hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng.

Ngoài ra chuỗi cung ứng xanh còn làm cho các ứng dụng của chiến lược phát triển bền vững quan trọng trở nên nổi bật hơn. Nó nhấn mạnh cách thức hoạt

động xanh hóa có thể được áp dụng trong các doanh nghiệp để giảm thiểu sự suy thoái môi trường và tăng hiệu quả kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w