Quy trình áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 29 - 31)

1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng xanh

1.2.3. Quy trình áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh

Để áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh một cách hiệu quả vào trong hoạt động của từng doanh nghiệp, từng ngành cụ thể thì bất kể ngành nghề hay doanh nghiệp nào cũng đều phải trải qua một quy trình cụ thể để biến những nguyên vật liệu đầu vào thành thành phẩm cuối cùng để trao đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Cụ thể quy trình áp dụng mô hình cung ứng xanh sẽ được mô phỏng dựa trên hình ảnh dưới đây:

I-Inorh H Nguyên hâ H

Hoạcn ^BW i,ʌ '+⅛ ^BW ɔan xuat/ ^BW Pnan ^BW -r,.

liệu đầu Tái chế

Hình 1.4- Quy trình áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh

* Hoạch định:

Trong giai đoạn này các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc lên kế hoạch, xem xét các quyết định, nghị định của chính phủ ban hành và thiết lập tổ chức hoạt động cho các giai đoạn tiếp theo. Việc hoạch định chuỗi cung ứng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược và vận hành chuỗi cung ứng. Phạm vị của việc hoạch định phải bắt đầu ngay từ quá trình định hình chiến lược cho đến lúc thực thi và triển khai hoạt động kinh doanh. Đây là một quá trình đầu vào và đầu ra. Đầu vào bao gồm các thông tin về chiến lược, nhu cầu, nguồn lực

hiện tại của chuỗi cung ứng. Còn đầu ra là một bản hoạch định cung ứng khả thi có thể đáp ứng nhu cầu phát triển chiến lược kinh doanh.

Đặc biệt đối với chuỗi cung ứng xanh, quá trình hoạch định luôn phải đặt mục tiêu hàng đầu là bảo vệ môi trường để làm sao tạo ra được một chuỗi cung ứng xanh thân thiện với môi trường, vừa giúp giảm thiểu được chi phí, vừa giúp giảm được lượng chất thải thải ra môi trường.

* Nguyên liệu đầu vào:

Giai đoạn này, các doanh nghiệp cần hướng tới việc chọn các nhà cung cấp có quan tâm đến yếu tố môi trường, chọn các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường. Đưa ra các yêu cầu cho các nhà cung cấp về việc đóng gói và giao hàng để có thể đảm bảo chi phí vận chuyển và xử lý được những vấn đề phát sinh về sau. Mục đích của hoạt động này nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh được điểm mạnh và điểm yếu của các nhà cung cấp khác nhau, từ đó làm cơ sở để lựa chọn ra nhà cung cấp hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của mình.

* Sản xuất/Chế biến:

Đây là hoạt động quan trọng nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng bởi nó là hoạt động trung tâm kết nối giữa hai giai đoạn đầu và hai giai đoạn cuối để tạo ra được những thành phẩm cuối cùng và trao đến tay những khách hàng của doanh nghiệp.

Ngoài ra, quá trình sản xuất/chế biến trong chuỗi cung ứng xanh phải hạn chế tối đa lượng chất thải thải ra môi trường từ các hoạt động trong quá trình này. Đồng thời thực hiện tái chế, tái sử dụng các yếu tố như công nghệ, máy móc, phế liệu thải ra trong quá trình sản xuất để có thể tối thiểu hóa được chi phí cũng như đem lại hiệu ứng tích cực cho môi trường xung quanh.

* Phân phối:

Sau khi thành phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất/chế biến sẽ được phân phối đến khách hàng là các đại lý, nhà bán buôn, bán lẻ hoặc là những người tiêu dùng cuối cùng. Trong chuỗi cung ứng, hoạt động phân phối là động lực chính tạo ra lợi nhuận tổng thể của chuỗi bởi nó tác động trực tiếp đến chi phí và trải nghiệm khách hàng. Ngoài ra, quá trình phân phối cũng tạo ra rất nhiều chất thải độc hại

cho môi trường nên các doanh nghiệp cần thật sự quan tâm đến việc hạn chế lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động này.

* Tái chế:

Có thể hiểu hoạt động tái chế như là hoạt động xuyên suốt chuỗi cung ứng, tái chế là hoạt động cuỗi cùng kết thúc quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng nhưng nó lại là tiền đề để mở ra quy trình kế tiếp khi mà một quy trình được kết thúc bởi đây là chuỗi cung ứng xanh. Tiêu chí hàng đầu để các doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng xanh là bảo vệ môi trường, mà để bảo vệ môi trường, hoạt động tái chế bắt buộc phải được thực hiện xuyên suốt các giai đoạn của chuỗi cung ứng, mỗi khi phế liệu được thải ra từ một hoạt động nào đó trong quy trình thì ngay lập tức phải được tái chế, tái sử dụng lại cho quá trình hoạt động.

Tuy nhiên hoạt động tái chế chỉ thường xuất hiện tại giai đoạn sản xuất/chế biến và phân phối bởi đây là hai hoạt động sinh ra rất nhiều phế liệu, rác thải để phục vụ cho quá trình thực hiện hoạt động của từng giai đoạn này. Doanh nghiệp nào mà kiểm soát, quản lý tốt hoạt động tái chế của mình thì chắc chắn chi phí tiết kiệm được sẽ là rất đáng kể và tăng được uy tín của doanh nghiệp trong mắt các khách hàng bởi trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp được thực hiện rất tốt.

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w