Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 38 - 40)

Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, chuỗi cung ứng xanh và quản lý chuỗi cung ứng xanh được coi là một cơ chế trực tiếp và hiệu quả để giải quyết các vấn đề về môi trường trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bằng cách sử dụng sức mua và hành vi tiêu dùng của chính phủ, các doanh nghiệp lớn và của cộng đồng, quản lý chuỗi cung ứng xanh là cơ chế thị trường nhằm giảm thải ô nhiễm và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như tài nguyên thiên nhiên. Khi kết hợp với những chế tài pháp luật của quốc gia, khu vực cũng như toàn cầu, nó có thể dẫn tới sự chuyển dịch các ngành sang hướng xanh.

Bài khóa luận này sẽ xem xét kinh nghiệm của các quốc gia áp dụng thành công chuỗi cung ứng xanh từ đó sẽ rút ra một vài bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Mỹ:

Chính phủ Mỹ đã ban hành những điều luật và quy định hướng dẫn phát triển các chuỗi cung ứng xanh. Các điều luật và quy định này tập trung đến kiểm soát ô nhiễm, kiểm soát giao thông, bảo quản thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đẩy mạnh những ưu đãi về thị trường để định hướng hành vi đến bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp: Cụ thể, đó là những ưu đãi về thuế nhằm tác động đến những quyết định liên quan đến tài chính của các công ty nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng những nguồn năng lượng có sẵn và áp dụng những nguồn năng lượng có thể tái tạo được. Những công ty đi đầu trong việc sử dụng năng lượng tái tạo nằm trong chuỗi cung ứng sẽ được chính phủ Mỹ trợ cấp.

Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện áo cáo tác động môi trường liên quan tới chuỗi cung ứng. Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng thực hiện hệ thống báo cáo về thông tin môi trường. Tất các công ty Mỹ hay đang kinh doanh tại Mỹ đều phải báo cáo chi tiết các vấn đề về tài chính và quản trị công ty theo những biểu mẫu chuẩn và được công bố thông qua Ủy ban Chứng khoán.

Mua sắm xanh tại Nhật Bản được đề xuất từ năm 1996 với sự ra đời của Mạng lưới mua sắm xanh. Sau đó, chính phủ Nhật Bản ban hành Luật Mua sắm xanh vào tháng 5 năm 2000 và có hiệu lực vào tháng 5 năm 2001. Đến năm 2007, tất cả các bộ ngành chính phủ, 47 chính quyền cấp tỉnh, 12 thành phố được chỉ định và 68% của 700 thành phố bắt buộc phải thực hiện mua sắm công xanh. Kết quả là 95% sản phẩm từ những nhóm chỉ định là sản phẩm xanh. Chính phủ Nhật Bản áp dụng những chỉ tiêu xanh theo chương trình nhãn sinh thái Ecomark7, cũng như chỉ tiêu từ Energy Star8 và các bộ chỉ tiêu khác để hướng dẫn việc quyết định mua bán và lựa chọn các sản phẩm xanh.

Tiếp đó, vào năm 2007, Nhật Bản ban hành Luật Thúc đẩy những hợp đồng của Nhà nước và các thực thể khác lưu tâm đến việc giảm phát thải khí nhà kính (“Luật Hợp đồng xanh”). Bộ luật này quy định những điều kiện hợp đồng và yêu cầu về môi trường cần được bổ sung đối với các cơ quan chính phủ khi thảo hợp đồng về: năng lượng điện, xe hơi, các kế hoạch dịch vụ năng lượng và thiết kế công trình. Luật Hợp đồng xanh là một sự bổ sung hợp lý cho Luật Thúc đẩy mua sắm xanh khi chú đến việc giảm phát thải khí nhà kính. Hai bộ luật này kết hợp với những chương trình quốc gia và mạng lưới mua sắm công xanh đa quốc gia đã góp phần hình thành khung khổ pháp lý cho GPP ở Nhật Bản.

Hàn Quốc:

Trên thực tế, từ năm 1992, Hàn Quốc đã thiết lập nhãn sinh thái của Hàn Quốc. Đến năm 1994, “Điều lệ về phát triển và hỗ trợ công nghệ thân thiện với môi trường” ra đời đã bước đầu khuyến khích GPP. Quan trọng hơn, một cơ sở pháp lý thúc đẩy ưu tiên mua sắm những sản phẩm thân thiện với môi trường được ban hành năm 2004 và có hiệu lực năm 2005 là “Điều lệ về khuyến khích mua sản phẩm xanh”. Điều lệ này quy định các cơ quan nhà nước phải nộp kế hoạch và bản ghi hiệu quả hàng năm về mua sắm công xanh lên Bộ Môi trường. Hơn nữa, luật pháp cho phép Bộ Môi trường thiết kế “Hướng dẫn mua sắm những sản phẩm thân thiện với môi trường”. Hướng dẫn này định hướng các cơ quan công chuẩn bị và đưa ra những kế hoạch và sáng kiến về chiến lược mua sắm, đồng thời phải có những báo cáo hàng năm về những chiến lược này. Đồng thời định hướng những cơ quan công quyền thiết lập danh sách những sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được dãn nhán sinh

thái Hàn Quốc, đóng dấu Tiết kiệm năng lượng hoặc dấu Tái chế tốt. Từ năm 2005, việc áp dụng Luật Mua sắm xanh đã tăng lượng mua sắm công xanh tại Hàn Quốc từ 255 triệu USD năm 2004 lên tới 850 triệu USD năm 2006. Đến năm 2010, con số này ước đạt 1400 triệu USD, chiếm 80% tổng mua sắm của chính phủ.

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w