Nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 52 - 55)

2.2. Quy trình áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản Việt Nam.

2.2.2. Nguyên liệu đầu vào

Trong ngành thủy sản nguồn nguyên liệu đầu vào bao gồm con giống, thức ăn, thuốc thủy sản. Để có thể phục vụ cho quá trình sản xuất và chế biến được diễn ra hiệu quả thì một chuỗi cung ứng phải đáp ứng đầy đủ các thành tố trên.

2.2.2.1. Con giống

Việt Nam được coi là một quốc gia có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo ra thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản, tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức, khó khăn phải đối mặt trong việc tạo ra những nguồn giống sạch phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu do chưa có hệ thống chọn lọc, tiêu chuẩn hóa cho từng con giống. Cụ thể hai ngành hàng có sản lượng xuất khẩu lớn nhất hiện nay là tôm và cá tra minh chứng rõ rệt nhất cho điều đó.

Tính đến nay nước ta đã hình thành được các vùng trọng điểm sản xuất tôm giống, bước đầu làm chủ được các công nghệ sản xuất và đã hình thành đội ngũ

doanh nhân trong khâu sản xuất tôm giống. Cùng với việc thúc đẩy sản xuất tôm giống, các cơ quan Trung ương và địa phương đã vào cuộc quyết liệt trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các tổ chức cá nhân chưa tuân thủ các quy định về sản xuất, kinh doanh giống tôm nước lợ. Đồng thời chủ động phối hợp với Đoàn công tác liên ngành của các tỉnh trọng điểm tiêu thụ tôm giống vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kiểm tra các phương tiện vận chuyển giống thuỷ sản qua địa bàn các tỉnh. Riêng năm 2020, thông qua việc tổ chức các đoàn thanh tra đột xuất đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 11 cơ sở với hành vi vi phạm chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ đều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản; sử dụng tôm bố mẹ không có nguồn gốc. Số tôm bố mẹ và tôm hậu bị buộc tiêu huỷ, chuyển mục đích sử dụng là 15,000 con.

Đối với cá tra, theo thống kê đánh giá về chất lượng, các chuyên gia trong ngành cho rằng chất lượng giống cá tra vẫn chưa được cải thiện nhiều. Bởi trên thực tế, số lượng hộ tham gia sản xuất giống khá lớn, nhưng phân b ố rải rác ở nhiều nơi toàn vùng nên dẫn đến chất lượng giống không đồng đều. Hiện tượng thoái hóa giống vẫn còn tồn tại do chưa có các quy trình chọn lọc và kiểm tra kĩ càng nguồn cá tra giống. Nắm bắt được tình hình này, Hiệp hội cá tra Việt Nam đã đưa ra những biện pháp để lấy lại tốc độ tăng trưởng của ngành hàng cá tra bằng việc cải thiện kỹ năng, tay nghề cho ngư dân trong các khâu khai thác, chăn nuôi, chế biến nhưng không quên mục tiêu bảo đảm chất lượng môi trường nhằm nâng cao chất lượng nguồn giống. Trong đó sẽ tăng cường áp dụng những công nghệ ương dưỡng cá mới bằng việc sử dụng chế phẩm sinh học, vắc - xin, ương trong nhà mát để tăng sức đề kháng cho cá giống nhằm nâng cao tỷ lệ sống và hiệu quả sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực và nguồn lực tham gia chọn tạo, sản xuất cá tra bố mẹ, hậu bị giống có chất lượng theo yêu cầu sản xuất.

2.2.2.2. Thức ăn thủy sản

Theo số liệu của tổng cục Thủy sản thì hiện nay trên địa bàn cả nước có 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản. Trong đó b ao gồm 96 cơ sở sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở sản xuất thức ăn tôm sú và 38 cơ sở sản xuất thức ăn tôm chân trắng.

■CSSX thức ăn cá tra ■ CSSX thức ăn tôm sú

■CSSX thức ăn tôm chân trắng

Biểu đồ 2.6- Tỷ trọng nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thủy sản

Tuy nhiên ngành thủy sản của nước ta vẫn bị phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu để sản xuất ra thức ăn thủy sản từ việc nhập khẩu của các thị trường nước ngoài, chiếm tới hơn 50%. Hàng năm Việt Nam ghi nhận sản lượng tiêu thụ thức ăn thủy sản vào khoảng 4,4 triệu tấn nhưng trong số đó luôn có ít nhất 20% sản lượng thức ăn không đạt yêu cầu về chất lượng. Nguồn thức ăn dành cho nuôi trồng thủy sản không đảm bảo chất lượng này chắc chắn sẽ tạo ra vô sô những mầm bệnh cho các con giống từ đó dẫn đến hậu quả là chất lượng sản phẩm sau khi chế biến sẽ giảm sút, không những thế còn gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến từ những loại thức ăn này.

Chính vì vậy việc quản lý chất lượng thức ăn dùng trong nuôi thủy sản là một vấn đề bức thiết cần được quan tâm. Các kỹ sư thủy sản cho biết thức ăn thủy sản không đảm bảo chất lượng sẽ khiến cá, tôm chậm lớn, tỷ lệ hao tổn thức ăn cao. Đây là nguyên nhân khiến lợi nhuận của người nuôi giảm đáng kể. Bên cạnh đó, một số người dân vẫn ham rẻ, mua sản phẩm kém chất lượng để nuôi thủy sản tạo cơ hội cho những đơn vị kinh doanh thức ăn thủy sản thiếu trách nhiệm, dùng chiến lược giảm giá, khuyến mại để thu hút người dân dùng sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Nắm bắt được tình hình, Sở NN&PTNT cũng đã tăng cường thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân lựa chọn được ra những sản phẩm thức ăn dành cho chăn nuôi chất lượng và giá thành phù hợp nhất. Đồng thời quyết

liệt hơn trong công tác xử lý các hành vi vi phạm về quy định sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản.

2.2.2.3. Thuốc thủy sản và chế phẩm sinh học

Khi thuốc kháng sinh và hóa chất ngày càng không được tin tưởng sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nữa thì sự phát triển của chế phẩm sinh học là tất yếu. Thế nhưng, hiện nay, công tác quản lý mặt hàng này vẫn rất gian nan. Việc từ bỏ thuốc thú y thủy sản để chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học là một tín hiệu vui đối với cả nước vì nó đồng nghĩa với việc lượng dư thừa kháng sinh trong tôm giống sẽ được giảm thiểu, giúp tăng khả năng cạnh tranh của con tôm Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cũng từ đây, thị trường chế phẩm sinh học và chất cải tạo môi trường cũng trở nên khó kiểm soát hơn bởi ngày càng xuất hiện đủ các loại sản phẩm gắn mác sinh học, vi sinh được lưu hành trên thị trường, khiến cho việc quản lý, kiểm tra chất lượng, giá cả trở nên khó khăn hơn. Người nuôi tôm quan tâm chính là chất lượng của các chế phẩm này thế nên việc các chế phẩm sinh học kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường khiến cho việc chọn lựa trở nên cực kì khó khăn, đặc biệt là các chế phẩm được nhập khẩu về sau đó san chiết, đóng gói bao bì mới, vẫn còn tình trạng bao bì là chế phẩm vi sinh, nhưng thực chất bên trong vẫn có thành phần thuốc thú y thủy sản.

Theo Chi cục Thủy sản các tỉnh khu vực ĐBSCL, để tăng cường công tác quản lý cũng như sự giám sát từ cộng đồng, Tổng cục Thủy sản đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia công bố trên mạng để nguời dân theo dõi biết sản phẩm nào có đăng ký, cơ sở nào đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh... Đồng thời, Tổng cục cũng đã thực hiện “khai tử” danh mục các sản phẩm cũ, công bố danh mục mới giống hàng năm như b ên Cục Thú y.

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w