Xu hướng áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh tại Việt Nam và các nước trên thế

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 72 - 75)

nước trên thế giới

Hiện nay, xu hướng áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh đang ngày càng được nhiều quốc gia trên Thế giới trong đó có cả Việt Nam áp dụng và đem lại hiệu quả một cách rõ rệt. Các doanh nghiệp đã nhận thấy được lợi ích từ việc thay đổi từ chuỗi cung ứng thường sang chuỗi cung ứng xanh không chỉ phục vụ cho mục tiêu lợi nhuận mà trên hết còn tạo ra được giá trị tích cực đối với môi trường sống xung quanh. Ngoài ra, nhận thức của người tiêu dùng hiện nay về vấn đề môi trường cũng đã được tăng lên đáng kể và chính điều này cũng góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp cần phải tự biết thay đổi và xây dựng nên một chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường. Tất nhiên sự thay đổi này sẽ có những tác động đáng kể đến nền kinh tế

của từng quốc gia nói riêng và cả Thế giới nói chung khi con người sẽ dần chuyển sang sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo, đến từ tự nhiên và thân thiện với môi trường hơn.

* Tạo dựng quy trình sản xuất và phân phối xanh:

Hiện nay các doanh nghiệp trên Thế giới và tại Việt Nam đang dần chuyển đổi sang xu hướng xây dựng quy trình sản xuất và phân phối xanh bao gồm nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất, các dịch vụ vận tải, đóng gói,... để cho ra những sản phẩm chất lượng, thân thiện với môi trường để cung cấp cho người tiêu dùng. Họ nhận thức được lợi ích của việc tích hợp chuỗi cung ứng và hệ thống quản lý môi trường lại với nhau sẽ tạo ra được một chiến lược kinh doanh bền vững, không chỉ tối ưu hóa lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho môi trường sinh thái. Ngoài ra việc các doanh nghiệp tiến hành xanh hóa chuỗi cung ứng sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh cho mình trên thị trường so với các đối thủ cung ngành bởi hiện nay người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm và dịch vụ xanh hơn so với trước đây. Do đó, ở hầu hết tất cả các ngành hiện nay đã có sự chuyển dịch sang hướng quản lý chuỗi cung ứng xanh để tạo ra giá trị cho khách hàng và các bên liên quan.

Minh chứng cụ thể nhất cho xu hướng này phải kể đến tập đoàn đa quốc gia IKEA và khi có mặt tại Việt Nam thì ngay lập tức tập đoàn này đã theo đuổi xu hướng xanh cho chuỗi cung ứng của mình và mang lại một số thành tựu rất đáng kể. Với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, họ luôn cam kết sử dụng những nguồn nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất, bao bì, dịch vụ vận tải hướng tới môi trường và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những hoạt động của mình gây ra đối với môi trường. Từ đó giá thành b án ra trên mỗi sản phẩm công ty họ cung cấp sẽ được giảm đi và có sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành trên thị trường hơn nữa còn bào tồn được các tài nguyên thiên nhiên quý giá. Bên cạnh đó họ cũng đặt ra các tiêu chuẩn rất khắt khe đối với những nhà cung cấp nguyên vật liệu, đòi hỏi họ phải cung cấp những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.

* Xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp công nghệ xanh:

Việc đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp công nghệ thân thiện với môi trường để phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh cũng đang được

nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm giảm thiểu tối đa lượng khí thải và đồng thời tạo ra được những giá trị tích cực cho môi trường. Ví dụ như việc công ty Vinamilk đầu tư xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời để sử dụng cho các trang trại của mình trên toàn quốc. Theo kết quả b áo cáo, công ty này đã tái tạo được gần 60 nghìn kWh điện năng mỗi năm ở từng trang trại và sẽ giúp làm giảm 62 triệu kg lượng khí thải CO2 hàng năm. Ngoài ra họ còn đầu tư vốn để nâng cấp các dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị nhập khẩu từ EU/G7 với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về khí thải ,... tất cả nhằm mục đích giảm lượng điện tiêu thụ và khí thải thải ra môi trường đồng thời tạo dựng nên các giá trị tích cực cho cộng đồng.

* Thực hiện tái chế và tạo ra các sáng kiến giúp bảo vệ môi trường:

Xu hướng áp dụng chuỗi cung ứng xanh bằng việc thực hiện các chương trình tái chế và đưa ra những sáng kiến giúp bảo vệ môi trường là một trong những xu hướng thịnh hành hiện nay đối với các doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Nhiều doanh nghiệp trên Thế giới hiện nay đang tích cực thực hiện các chương trình tái chế chất thải rắn và làm giảm nhu cầu về b ãi rác, đồng thời đưa ra nhiều sáng kiến giúp bảo tồn giá trị nguồn nước sạch của quốc gia.

* Mua sắm công xanh:

Xu hướng mua sắm công xanh cũng đang được các quốc gia đang phát triển thực hiện rất nhiều do thấy được hiệu quả mang lại từ các quốc gia đã phát triển đi trước. Xu hướng này được thể hiện qua việc ngày càng xuất hiện nhiều các tổ chức, hiệp hội mua sắm công xanh trên Thế giới. Đi đầu trong phòng trào này phải kể đến đất nước Nhật Bản khi họ thành lập mạng lưới mua sắm xanh vào năm 1996 nhằm giáo dục và khuyến khích thực hiện mua sắm xanh. Tiếp theo đó là sự ra đời của hàng loạt các tổ chức, hiệp hội ở các quốc gia khác như Anh, Canada, Mỹ,... Đặc biệt vào năm 2005 khi hàng loạt các quốc gia tham gia vào mạng lưới mua sắm xanh quốc tế (I GPN) trong đó có cả Việt Nam, góp phần thúc đẩy quá trình xanh hóa của chuỗi giá trị toàn cầu và phổ biến khái niệm “mua sắm công xanh” đến rộng rãi tất cả các quốc gia trên Thế giới. Từ đó hỗ trợ thúc đẩy tiến trình xanh hóa chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp trên toàn Thế giới một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w