Thách thức cần phải vượt qua

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 67 - 71)

2.5. Cơ hội và thách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam trong quá trình xanh hóa

2.5.2. Thách thức cần phải vượt qua

Hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam nói chung vẫn còn phải phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tiêu thụ của các quốc gia khác do phần lớn sản lượng khai thác, chăn nuôi sẽ được đem đi sản xuất để xuất khẩu. Chính vì vậy, khi nhu cầu của các thị trường này thay đổi buộc ngành thủy sản phải có những bước thay đổi theo để tránh tình trạng b ị động trong xuất khẩu và mất đi những thị trường tiềm năng.

Điều kiện tự nhiên cũng tiềm tàng nhiều thách thức lớn cho hoạt động thu hoạch vào các mùa thủy sản của nước ta b ởi đã không ít lần xuất hiện các tình trạng như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, hay dịch b ệnh làm cho các ngư dân cũng như doanh nghiệp rất khổ sở để có thể b ắt đầu lại một mùa vụ mới sau khi đã đầu tư công sức, tiền b ạc cho vụ mùa trước mà kết quả nhận lại chỉ là con số 0. Tiêu biểu như giai đoạn 2014-2016 khi hiện tượng tôm chết hàng loạt trên địa b àn các tỉnh do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến người dân năng suất lao động của người dân giảm đi đáng kể.

Thách thức về các đối thủ cạnh tranh cùng ngành khi xuất khẩu sang thị trường các quốc gia cũng là một bài toán khó phải giải quyết đối với toàn ngành khi giá b án đang ngày càng cạnh tranh hơn giữa các quốc gia. Đặc biệt đối với những quốc gia có năng lực sản xuất cao, máy móc công nghệ hiện đại và đứng đầu Thế giới về giá trị xuất khẩu thủy sản, họ sẽ có lợi thế rất lớn khi xuất khẩu sang các thị trường khác do tạo dựng được uy tín và vị thế của mình.

Ngoài ra các nước nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam hiện nay còn áp dụng các hàng rào kỹ thuật, bảo hộ thương mại hay rào cản phi thuế quan khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi thông quan các sản phẩm của mình, chịu thêm hàng loạt các chi phí phát sinh. Điển hình như rào càn kỹ thuật mà Nhật Bản áp dụng cho Việt Nam về lượng thuốc bảo vệ thực vật Trifluraline không được vượt ngưỡng cho phép đối với mặt hàng cá tra Việt Nam và mặt hàng tôm không được vượt quá lượng kháng sinh Quinolone cho phép. Hay các biện pháp SPS-TBT được đưa ra trong hiệp định TPP và FTA cũng là những rào cản không nhỏ trong quá trình xuất khẩu sang các nước thành viêc của các hiệp định này.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành thủy sản nói chung còn yếu kém cũng là một thách thức phải đối mặt và cần được giải

quyết với một lộ trình cụ thể, nghiêm ngặt. Cụ thể một người dân huyện Phú Xuyên chia sẻ: "Đường vào khu trang trại của địa phương là đường đất hoặc rải đá cấp phối nên khi thu hoạch thủy sản, chuyển thức ăn, con giống về gặp nhiều khó khăn, nhất là khi trời mưa. Nếu hạ tầng đồng bộ, chúng tôi sẽ có thêm động lực để nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP". Điều này chứng tỏ rằng mặc dù các ngư dân có làm tốt công việc chăn nuôi, đánh bắt của mình nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ góp phần làm giảm hiệu quả ở các khâu khác như sản xuất và phân phối. Chưa kể đến việc các máy móc, thiết bị phụ trợ cho sản xuất, chăn nuôi còn thô sơ cũng làm giảm động lực làm việc của nhiều ngư dân.

Tiếp đến là vấn đề về nguồn nguyên vật liệu. Nguồn nguyên vật liệu sản xuất hiện nay trên địa bàn nhiều tỉnh thành còn chưa ổn định, nhiều lúc không đủ số lượng để phục vụ cho khâu sản xuất, chế biển. Mà nguồn cung cho sản xuất lại phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào để tạo nên chúng như: con giống, thức ăn thủy sản, thuốc thủy sản và hoạt động nuôi trồng của người dân, vì thế nếu như các nguyên liệu đầu vào này không được quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý sẽ dẫn đến hậu quả suy giảm sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm chăn nuôi và hơn nữa còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Ngoài ra giá thành sản xuất vẫn còn ở mức cao so với các nước khác khiến cho giá thành sản phẩm và giá xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh.

Lực lượng lao động của ngành thủy sản Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những hạn chế ví dụ như tay nghề kém, chưa b iết tiếp thu và áp dụng khóa học kỹ thuật mới vào nuôi trồng, sản xuất; chưa nắm rõ về các quy định về chăn nuôi, sản xuất mà chính phủ đề ra, chưa đồng đều về năng lực,... Ngoài ra, hiệp định FTA cũng đề ra những quy định khắt ke về lao động dành cho phía Việt Nam nên đây cũng là một thách thức mà bản thân những người lao động trong ngành phải tự biết ý thức để cải thiện, đối mặt với thách thức này.

Cuối cùng là thách thức về chi phí đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản tại Việt Nam. Nếu muốn giảm tác động từ các hoạt động kinh doanh lên môi trường thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải đầu tư vốn để xây dựng nên những công nghệ để xử lý chất thải, hay thuê nhân lực để quản lý các nguồn chất thải này,. Việc này sẽ gây tốn kém chi phí tài chính cho doanh nghiệp

nếu như họ không biết cách tận dụng tốt lợi thế của việc sử dụng những biện pháp bảo vệ môi trường này. Chính vì vậy nhiệm vụ của các doanh nghiệp hiện nay cần làm là phải cân bằng được chi phí tài chính bỏ ra để xây dựng cơ sở vật chất bảo vệ môi trường và mức độ tác động của hoạt động kinh doanh lên môi trường. Từ đó sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận và vị thế của doanh nghiệp trong mắt các khách hàng của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy chương 2 đã đưa ra tình hình tổng quan của ngành thủy sản Việt Nam những năm gần đây từ đó phân tích được thực trạng quá trình áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh của toàn ngành và rút ra được những đánh giá về kết quả đã đạt được trong quá trình này. Những cơ hội và thách thức dành cho ngành thủy sản của nước ta trong việc thực hiện xanh hóa chuỗi cung ứng cũng đã được nêu ra để có thể thấy rõ hơn triển vọng phát triển chuỗi cung ứng xanh của ngành thủy sản nước ta. Với những thành công bước đầu đã đạt được toàn ngành phải cố gắng hơn nữa để gặt hái những thành công trong tương lai, còn đối với những khó khăn, thử thách các hộ ngư dân, doanh nghiệp, bộ ban ngành liên quan và chính phủ cần nhanh chóng đưa ra những giải pháp để khắc phục nhằm xây dựng nên một chuỗi cung ứng toàn diện, bền vững. Để làm được điều này, các ngư dân, doanh nghiệp kinh doanh thủy sản cần phải biết tận dụng triệt để những lợi thế đang có sẵn như điều kiện khí hậu tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi cũng như sự khuyến khích, hỗ trợ từ phía chính phủ,... Đồng thời phải luôn tự học hỏi cái mới, kinh nghiệm của các quốc gia phát triển để mang thủy sản Việt Nam lên một tầm cao mới và tạo dựng được vị thế trong mắt các cường quốc trên Thế Giới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHUỖI CUNG

Một phần của tài liệu 094 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w