ứng xanh đối với ngành thủy sản Việt Nam 2.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân rõ ràng có thể thấy nhất chắc chắn chính là ý thức của các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản tại Việt Nam về công tác bảo vệ môi trường hiện nay còn đang kém nên dẫn đến nhiều tác động xấu tới môi trường. Hầu hết các doanh nghiệp đều thuê dịch vụ tư vấn lập báo cáo vì vậy họ chắc chắn sẽ không nhận thức được hết trách nhiệm của mình cũng như các tác động của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình đối với môi trường. Cùng với đó, trình độ và ý thức của ngư dân cũng rất thấp. Vì vậy, khả năng thực hiện quá trình xanh hóa trong từng khâu của chuỗi cung ứng còn kém.
Kế đến là về vấn đề ô nhiễm nguồn nước, đây chắc hẳn là một vấn đề không hề xa lạ với người dân Việt Nam nữa bởi giờ đi đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp các con sông với màu đen kịt và rác thải được vứt bừa bãi trên lòng sông. Và trong ngành thủy sản thì vấn đề này luôn là chủ đề được nhắc đến thường xuyên, ô nhiễm nước trong nuôi trồng thủy sản bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó tác động chính vẫn là do các hoạt động của con người gây ra từ những cá nhân cho đến các tổ chức. Tất cả đã gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước nặng nề đối với môi trường nhưng rất nhiều hộ chăn nuôi vẫn rất thờ ơ với điều đó và xem nó như là điều hiển nhiên phải diễn ra khi thực hiện quá trình chăn nuôi, chế biến.
Các kênh thông tin và các cơ hội tiếp cận với công nghệ để phát triển áp dụng vào sản xuất chưa đa dạng. Đồng thời, sự thiếu liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng xanh, hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng vẫn còn nhiều ất cập. Việc nắm b ắt được chính xác và đầy đủ các thông tin sẽ giúp đáp ứng được đủ nhu cầu của khách hàng, từ đó mới có thể đạt được lợi nhuận cao và duy trì ình ổn giá đối với các mặt hàng nói riêng, và mặt hàng thủy sản nói chung. Tuy nhiên, điều
này vẫn đang vấp phải nhiều khó khăn do sự thiếu năng lực, thiếu thống nhất và đồng b ộ của các b ên.
Năng suất lao động chưa cao do trình độ kỹ thuật của đội ngũ lao động và trang thiết bị máy móc của ngành còn thô sơ và tồn tại nhiều hạn chế.
Nhà nước chưa sát sao trong việc thực thi, giám sát các doanh nghiệp tuân thủ và làm theo các quy định về nuôi trồng , đánh b ắt và chế biến thủy hải sản, mặc dù các chính sách, quy định liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường đối với các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản đã được ban hành. Vì vậy tình trạng một số nhà máy sản xuất, chế biến không đáp ứng được tiêu chuẩn vẫn đang hoạt động ngang nhiên trên thị trường. Ví dụ: Nhà máy sản xuất Formosa đã gây ra một hiện tượng chấn động khi nước thải thải ra từ nhà máy này đã làm chết hàng loạt các giống cá trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vào năm 2016 sau đó lan rộng ra các vùng biển ở các tỉnh khác và trở thành một trong những thảm họa của lịch sử ngành thủy sản Việt Nam.
Hoạt động tái chế, tái sử dụng các phế phẩm ở từng khâu của chuỗi cung ứng chưa được các doanh nghiệp chú trọng quan tâm để thực hiện.
2.4.2. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế về việc bảo vệ môi trường ngành thủy sản tại Việt Nam chủ yếu đến từ các yếu tố tự nhiên như: mưa, lũ lụt, bão gió, hạn hán,... Đây cũng là các tác nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, hay dịch bệnh cho các nguồn giống tại nhiều địa phương đặc biệt là các tỉnh miền nam trung bộ do tần suất xảy ra lũ lụt là cao hơn so với địa bàn các tỉnh khác. Có nhiều giai đoạn ngành thủy sản Việt Nam đã phải chứng kiến những trận ão lũ lớn cuốn xô hết nhà cửa, ruộng vườn canh tác,. khiến người dân mất trắng sau cả một quãng thời gian dài chăn nuôi kéo đến tình trạng giảm sút về lượng sản xuất, xuất khẩu của toàn ngành.
Ngoài ra, các sản phẩm được tạo ra từ hoạt động của sinh vật như xác chết của chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Từ đó có thể thấy được dù chỉ là những nguyên nhân khách quan bên ngoài nhưng một khi để nó xảy ra sẽ gây nên những hậu quả khôn lường đến chất lượng nước nuôi thủy sản, sức khỏe của các loại nuôi và thậm chí là công sức lao động của các hộ chăn nuôi trong suốt một thời gian dài. Chính vì vậy, phải làm sao đưa ra
được các biện pháp phòng chống thiên tai, b ão lũ,... cũng như kiểm soát các phế phẩm từ con giống càng nhanh càng tốt để đẩy mạnh hơn quá trình xanh hóa chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam.
2.5. Cơ hội và thách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam trong quá trìnhxanh hóa chuỗi cung ứng xanh hóa chuỗi cung ứng
Sau khi xem xét những thành công đã đạt được và hạn chế cần khắc phục cũng như nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó thì sau đây b ài khóa luận sẽ điểm ra những cơ hội và thách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam khi áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh.
2.5.1. Cơ hội dành cho ngành thủy sản
Thời gian gần đây nhà nước, chính phủ đã đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh quá trình xanh hóa chuỗi cung ứng trong ngành thủy hải sản Việt Nam, xây dựng nên những chính sách quy định về việc bảo vệ môi trường trong quá trình đánh b ắt, chăn nuôi, sản xuất và xuất khẩu thủy hải sản. Giúp các các doanh nghiệp và ngư dân có thêm kiến thức và lộ trình rõ ràng hơn trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.
Cơ hội để mở rộng quy mô thị trường tiêu thụ thủy sản cung rộng mở hơn kể từ khi Việt Nam ký kết các hiệp định FTA và TPP. Kể từ năm 2000 đến nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng rất mạnh mẽ nhờ việc gia nhập WTO và cùng với đó là việc tham gia 16 hiệp định FTA với các nước chiếm tỷ trọng lên tới 73% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong đó có 11 FTA đã được ký kết và có hiệu lực chiếm 55%. Có thể thấy, cơ hội đang ngày càng rộng mở cho ngành thủy sản Việt Nam trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, cơ hội về ưu đãi thuế quan cũng như ứng dụng kỹ thuật, công nghệ sẽ ngày càng được áp dụng phổ biến hơn để gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm thủy sản.
Cụ thể, các cơ sở chế biến thủy sản ở Việt Nam có thể nhập khẩu nguyên liệu thô chất lượng với số lượng lớn từ các quốc gia thành viên của các hiệp định FTA hoặc TPP với mức thuế quan ưu đãi. Điều này sẽ giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu thô để chuẩn bị xuất khẩu cho các doanh nghiệp ở Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU hoặc các quốc gia tham gia TPP. Các quốc gia trên Thế giới hiện nay đang có xu hướng nhập khẩu hoặc thuê gia công từ các quốc gia có điều kiện lao
động và sản xuất thuận lợi hơn. Đây được coi như là một cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam để mở rộng thị trường, có thêm các nguồn giống nhập khẩu chất lượng từ các thị trường mạnh trên thế giới. Tăng cường sức cạnh tranh bằng việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất giá rẻ hơn như vận tải, thức ăn chăn nuôi, nguyên vật liệu, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, cơ hội mở rộng hợp tác liên doanh nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó thúc đẩy quá trình xây dựng chuỗi cung ứng xanh được hoàn thiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Bên cạnh những FTA thế hệ cũ, việc Việt Nam tham gia vào các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA sẽ mang lại lợi thế rất lớn về thuế quan XNK. Hiện nay, với 11 nước tham gia CPTPP, thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng xuất khẩu sang 10 thị trường các nước còn lại vì hầu hết sẽ được cắt giảm thuế về 0%. Đặc biệt phải kể đến thị trường lớn là Nhật Bản khi mà hầu hết các sản phẩm chế biến sẽ được giảm về 0% từ mức 4,8% - 10,5%, chỉ trừ một số sản phẩm đặc biệt có lộ trình cắt giảm thuế dài hạn thì sẽ không được áp mức 0% ngay như cá trích, cá thu, cá ngừ vây xanh, ... Quan trọng nhất là 2 ngành hàng xuất khẩu lớn nhất nước ta là tôm và cá
tra sẽ đều được áp mức thuế 0% khi xuất khẩu sang các nước thành viên của hiệp định
CPTPP. Bên cạnh đó khi ký kết hiệp định CPTPP và EVFTA, các quy định và chính sách sẽ được cải thiện sao cho phù hợp với các điều khoản FTA dẫn đến việc môi trường kinh doanh sẽ được đảm bảo hơn và thể chế sẽ ổn định hơn, góp phần rất lớn trong quá trình xanh hóa chuỗi cung ứng cho ngành thủy sản nước ta.
Có thể kể đến cơ hội tiếp theo từ người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Ở Việt Nam và trên thế giới, người dân có nhu cầu về thủy sản rất lớn nên các công ty trong ngành này luôn có cơ hội tìm kiếm thị trường mới để tăng lợi nhuận cho công ty. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng sẽ kéo theo tiêu thụ nuôi trồng thủy sản tăng. Theo b áo cáo của Tổ chức Lương thực Thế giới: “mức tiêu thụ thủy sản sẽ tăng từ 49% năm 2012 lên 62% năm 2030.” Ngoài ra, xu hướng hiện nay là sử dụng các sản phẩm sạch, chất lượng cao, an toàn và hỗ trợ tích cực cho công tác ảo vệ môi trường. Vì vậy, nếu các DN sản xuất thủy sản Việt Nam có thể đầu tư vồn để áp dụng công nghệ sạch để sản xuất sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, khẳng định chất lượng hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế thì đây là một tín hiệu đáng mừng.
2.5.2. Thách thức cần phải vượt qua
Hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam nói chung vẫn còn phải phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tiêu thụ của các quốc gia khác do phần lớn sản lượng khai thác, chăn nuôi sẽ được đem đi sản xuất để xuất khẩu. Chính vì vậy, khi nhu cầu của các thị trường này thay đổi buộc ngành thủy sản phải có những bước thay đổi theo để tránh tình trạng b ị động trong xuất khẩu và mất đi những thị trường tiềm năng.
Điều kiện tự nhiên cũng tiềm tàng nhiều thách thức lớn cho hoạt động thu hoạch vào các mùa thủy sản của nước ta b ởi đã không ít lần xuất hiện các tình trạng như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, hay dịch b ệnh làm cho các ngư dân cũng như doanh nghiệp rất khổ sở để có thể b ắt đầu lại một mùa vụ mới sau khi đã đầu tư công sức, tiền b ạc cho vụ mùa trước mà kết quả nhận lại chỉ là con số 0. Tiêu biểu như giai đoạn 2014-2016 khi hiện tượng tôm chết hàng loạt trên địa b àn các tỉnh do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến người dân năng suất lao động của người dân giảm đi đáng kể.
Thách thức về các đối thủ cạnh tranh cùng ngành khi xuất khẩu sang thị trường các quốc gia cũng là một bài toán khó phải giải quyết đối với toàn ngành khi giá b án đang ngày càng cạnh tranh hơn giữa các quốc gia. Đặc biệt đối với những quốc gia có năng lực sản xuất cao, máy móc công nghệ hiện đại và đứng đầu Thế giới về giá trị xuất khẩu thủy sản, họ sẽ có lợi thế rất lớn khi xuất khẩu sang các thị trường khác do tạo dựng được uy tín và vị thế của mình.
Ngoài ra các nước nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam hiện nay còn áp dụng các hàng rào kỹ thuật, bảo hộ thương mại hay rào cản phi thuế quan khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi thông quan các sản phẩm của mình, chịu thêm hàng loạt các chi phí phát sinh. Điển hình như rào càn kỹ thuật mà Nhật Bản áp dụng cho Việt Nam về lượng thuốc bảo vệ thực vật Trifluraline không được vượt ngưỡng cho phép đối với mặt hàng cá tra Việt Nam và mặt hàng tôm không được vượt quá lượng kháng sinh Quinolone cho phép. Hay các biện pháp SPS-TBT được đưa ra trong hiệp định TPP và FTA cũng là những rào cản không nhỏ trong quá trình xuất khẩu sang các nước thành viêc của các hiệp định này.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành thủy sản nói chung còn yếu kém cũng là một thách thức phải đối mặt và cần được giải
quyết với một lộ trình cụ thể, nghiêm ngặt. Cụ thể một người dân huyện Phú Xuyên chia sẻ: "Đường vào khu trang trại của địa phương là đường đất hoặc rải đá cấp phối nên khi thu hoạch thủy sản, chuyển thức ăn, con giống về gặp nhiều khó khăn, nhất là khi trời mưa. Nếu hạ tầng đồng bộ, chúng tôi sẽ có thêm động lực để nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP". Điều này chứng tỏ rằng mặc dù các ngư dân có làm tốt công việc chăn nuôi, đánh bắt của mình nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ góp phần làm giảm hiệu quả ở các khâu khác như sản xuất và phân phối. Chưa kể đến việc các máy móc, thiết bị phụ trợ cho sản xuất, chăn nuôi còn thô sơ cũng làm giảm động lực làm việc của nhiều ngư dân.
Tiếp đến là vấn đề về nguồn nguyên vật liệu. Nguồn nguyên vật liệu sản xuất hiện nay trên địa bàn nhiều tỉnh thành còn chưa ổn định, nhiều lúc không đủ số lượng để phục vụ cho khâu sản xuất, chế biển. Mà nguồn cung cho sản xuất lại phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào để tạo nên chúng như: con giống, thức ăn thủy sản, thuốc thủy sản và hoạt động nuôi trồng của người dân, vì thế nếu như các nguyên liệu đầu vào này không được quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý sẽ dẫn đến hậu quả suy giảm sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm chăn nuôi và hơn nữa còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Ngoài ra giá thành sản xuất vẫn còn ở mức cao so với các nước khác khiến cho giá thành sản phẩm và giá xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh.
Lực lượng lao động của ngành thủy sản Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những hạn chế ví dụ như tay nghề kém, chưa b iết tiếp thu và áp dụng khóa học kỹ thuật mới vào nuôi trồng, sản xuất; chưa nắm rõ về các quy định về chăn nuôi, sản xuất mà chính phủ đề ra, chưa đồng đều về năng lực,... Ngoài ra, hiệp định FTA cũng đề ra những quy định khắt ke về lao động dành cho phía Việt Nam nên đây cũng là một thách thức mà bản thân những người lao động trong ngành phải tự biết ý thức để cải thiện, đối mặt với thách thức này.
Cuối cùng là thách thức về chi phí đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản tại Việt Nam. Nếu muốn giảm tác động từ các hoạt động kinh doanh lên môi trường thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải đầu tư vốn để xây dựng nên những công nghệ để xử lý chất thải, hay thuê nhân lực để quản lý các nguồn chất thải này,. Việc này sẽ gây tốn kém chi phí tài chính cho doanh nghiệp
nếu như họ không biết cách tận dụng tốt lợi thế của việc sử dụng những biện pháp bảo vệ môi trường này. Chính vì vậy nhiệm vụ của các doanh nghiệp hiện nay cần làm là phải cân bằng được chi phí tài chính bỏ ra để xây dựng cơ sở vật chất bảo vệ