1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng xanh
1.2.6. nghĩa và vai trò của chuỗi cung ứng xanh đối với doanh nghiệp và xã hội
hội
• Đối với doanh nghiệp:
Lợi ích đầu tiên của chuỗi cung ứng xanh là về hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và vận tải thực hiện các mô hình chuỗi cung ứng xanh đều có những cải thiện trong việc giảm thiểu năng lượng và chất thải cũng như giảm b ao bì đóng gói trong phân phối. Các doanh nghiệp phải tuân thủ tất cả các quy định về môi trường và pháp luật.
Lợi ích của việc xanh hóa chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp có thể kể đến như: Tiết kiệm chi phí hoạt động do giảm chất thải; Giảm chi phí y tế và chi phí an toàn; Chi phí lao động thấp hơn - điều kiện làm việc tốt hơn có thể làm tăng động lực và năng suất, và giảm sự cần thiết của nhân viên hậu cần; Giảm chi phí vận chuyển, năng lượng, nhiên liệu; Giảm sự phụ thuộc vào biến động giá của các nguồn tài nguyên; Tăng tính tuân thủ các quy định; Các hoạt động xanh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiếng trong mắt các nhà cung cấp và khách hàng, chưa kể đến các nhà đầu tư; Tăng doanh thu do mối quan hệ tốt hơn với khách hàng - cải thiện chuỗi cung ứng tự động hóa làm tăng giá trị hợp đồng.
• Đối với xã hội:
Việc các doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng xanh vào trong quy trình hoạt động sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội. Cụ thể, chuỗi cung ứng xanh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe con người, giảm những tác động xấu từ chất thải công nghiệp lên cộng đồng và xã hội, đồng thời thể hiện được trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tự nhận thức được tầm quan trọng của việc xanh hóa chuỗi cung ứng đối với xã hội thì môi trường sống, môi trường làm việc xung quanh sẽ tự dần cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho bản thân mình.
1.3. Các kinh nghiệm quốc tế khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh và bài học cho Việt Nam