hóa chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam
2.3.1. Những thành công đã đạt được
Việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong quy trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ sẽ mang đến những hiệu quả to lớn cho mọi ngành nghề và ngành thủy sản Việt Nam chắc chắn không phải là một ngoại lệ khi mà đã có những thành công tích cực đạt được từ việc áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh. Từ giai đoạn đầu là hoạch định cho đến giai đoạn cuối là tái chế, chính phủ các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng liên quan cùng với sự tuân thủ và nỗ lực phát triển của ngư dân và doanh nghiệp, ngành thủy sản Việt Nam những năm gần đây đã cho thấy được những thành công nhất định ứng với mục tiêu tạo ra những thành phẩm chất lượng để tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu ra thị trường quốc tế nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh môi trường.
Như các phân tích ở phần trên, nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ngành thủy sản bắt nguồn chủ yếu từ các chất thải công nghiệp thải ra từ hoạt động chăn nuôi, chế biến và sản xuất. Vì vậy việc áp dụng các công nghệ mới vào chăn nuôi, sản xuất thủy sản để bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Trước thực trạng đó, ngành nuôi trồng thủy sản đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi điển hình như công nghệ sản xuất giống giúp cho chất lượng nguồn giống tôm, cá tra, nhuyễn thể và nhiều giống loài khác, đảm bảo số lượng cung ứng ra thị trường cả nội địa và quốc tế. Với sản lượng thủy sản đưa vào chế biến xuất khẩu và nội địa khoảng 4,5 - 5 triệu tấn; tiêu thụ dạng tươi, sống khoảng 2 triệu tấn. Các công nghệ nuôi tiên tiến cũng được áp dụng có thể kể đến như nuôi trong nhà, nuôi tuần hoàn, nuôi nước chảy, kỹ thuật b iofloc... Đặc biệt đối với kỹ thuật biofloc, sau khi được áp dụng đã mang lại hiệu quả vượt bậc gia tăng giá trị cho các con giống cũng như mang lại hiệu quả kinh tế và trên hết là giảm thiểu tác động tới môi trường. Năng suất nuôi trồng được ghi nhận tăng trung bình 5,6 lần hàng năm kể từ khi kỹ thuật mới này được áp dụng cho gần 50 tỉnh thành trên cả nước.
Ngoài ra, những cải tiến về công nghệ giám sát, quản lý môi trường và phòng chống dịch bệnh trong vùng chăn nuôi thủy sản đã làm suy giảm tới 70% thiệt hại cho nguồn giống từ ô nhiễm môi trường và mầm bệnh so với giai đoạn năm 2012-
2014. Chi phí thức ăn cho chăn nuôi và chi phí sản xuất từ đó cũng được tối thiểu hóa. Cụ thể, theo số liệu đưa ra từ một bài báo cho biết: “Chi phí thức ăn nuôi tôm từ khoảng 60% giai đoạn 2012-2014 giảm xuống còn khoảng 42% năm 2018-2019. Chi phí sản xuất Tôm thẻ chân trắng từ khoảng 80.000 đ/kg giai đoạn 2012-2014 còn khoảng 65.000 đ/kg giai đoạn 2018-2019”. Thêm nữa, người dân hiện nay sẽ yên tâm hơn khi chọn lựa các sản phẩm thủy sản bày bán trên thị trường do các công nghệ nuôi sạch đã và đang được triển khai áp dụng rộng rãi trên địa bàn cả nước và những hành vi cố tình vi phạm lạm dụng thuốc kháng sinh, chất cấm sẽ phải chịu những hình phạt nghiêm minh.
Đặc biệt hiện nay, nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP hay hữu cơ đã trở thành xu hướng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Hướng đi này đang được nhiều nơi tích cực đẩy mạnh nhằm phát huy và tận dụng lợi thế vốn có của nghề nuôi trồng thủy sản. Đây là hình thức nông nghiệp gần gũi với thiên nhiên, không sử dụng hóa chất hay sản phẩm biến đổi gen. Các biện pháp tốt nhất đã được thực hiện trong quá trình nuôi để bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động của hoạt động nuôi đến con người và môi trường.Trong quá trình sản xuất, các hộ luôn sử dụng men vi sinh để phân giải thức ăn dư thừa và chất thải giúp đáy ao sạch, cải thiện môi trường ao. Bước đầu cho thấy môi trường trong sạch, tốc độ sinh trưởng của tôm cá tốt hơn, sản phẩm đầu ra bảo đảm an toàn thực phẩm, không có dư lượng thuốc kháng sinh. Qua việc áp dụng mô hình chăn nuôi thủy sản theo hướng VietGAP, các sản phẩm của hợp tác xã đáp ứng được các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Mong muốn của Hợp tác xã là sớm xây dựng được kênh tiêu thụ ổn định, bền vững để người chăn nuôi yên tâm sản xuất và người tiêu dùng Thủ đô được sử dụng các sản phẩm thủy sản sạch, bảo đảm vấn đề an toàn thực phẩm.
Nuôi trồng thủy sản đang dần được phát triển theo mô hình khép kín, đầu tư công nghệ cao, không sử dụng kháng sinh... ngoài mục tiêu bảo đảm đầu ra ổn định còn hỗ trợ công tác truy xuất nguồn gốc, nâng cao uy tín sản phẩm, tăng sức cạnh tranh để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là một xu thế tất yếu giúp ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
2.3.2. Những hạn chế cần phải khắc phục
Chưa có hệ thống chọn lọc, tiêu chuẩn hóa cho từng con giống, khiến cho quá trình nuôi trồng, sản xuất và chế biến sau này cho ra những thành phẩm kém chất lượng, không đồng đều. Còn nhiều cơ sở sản xuất giống chưa hoặc cố tình không chấp hành những quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh, hiên ngang vận chuyển nguồn giống trái phép chưa qua kiểm định trên địa bàn các tỉnh thành từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra bị ảnh hưởng rất nhiều. Dan đến việc xuất khẩu ra các thị trường quốc tế trở nên khó khăn hơn và gây nên mất uy tín cho thủy sản Việt Nam.
Kế đến là sự thiếu hiểu biết và kỹ thuật hạn chế của người dân chăn nuôi trong việc sử dụng thức ăn thủy sản cũng dẫn đến thực trạng này. Mặc dù cũng đã có những biện pháp được triển khai nhưng chưa đồng b ộ, nhiều hộ dân vẫn sử dụng nguồn thức ăn rẻ, kém chất lượng để phục vụ cho quá trình chăn nuôi ở trên đại b àn các tỉnh nên không thể tránh khỏi tình trạng chất lượng sản phẩm thủy sản kém và ô nhiễm môi trường còn tồn tại. Và tất nhiên đến khi nào mà hiện tượng mua sản phẩm kém chất lượng để nuôi thủy sản vẫn còn tồn tại thì sẽ vẫn luôn còn những đơn vị kinh doanh thức ăn thủy sản thiếu trách nhiệm, giở “chiêu trò” giảm giá, khuyến mại để thu hút người dân dùng sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
Còn về phía các chế phẩm sinh học, công tác quản lý mặt hàng này vẫn rất còn rất gian nan, tình trạng chế phẩm giả vẫn còn xuất hiện nên các cơ quan quản lý có liên quan cần phải có những biện pháp mạnh tay hơn nữa trong việc xử phạm các đơn vị kinh doanh chế phẩm kém chất lượng, giả mạo này để dần dần chất lượng nguồn giống được cải thiện hơn.
Nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong việc tiếp thu các tiến bộ về khoa học kỹ thuật để áp dụng cho hoạt động sản xuất, nuôi trồng cũng là một trong những hạn chế chính cần phải khắc phục. Bên cạnh đó, cũng phái kể đến việc Việt Nam hiện nay chưa có nhiều các công trình nghiên cứu hay công nghệ mới mà áp dụng được vào thực tế để giảm chi phí cũng như giảm tác động tới môi trường.
Từ các hạn chế trên bản thân các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, các bộ an ngành liên quan cũng như chính phủ cần phải tìm hiểu được nguyên nhân tạo ra những rào cản này để từ đó tìm hướng khắc phục và giải quyết.
Để phục vụ cho mục đích này, b ài khóa luận sẽ đưa ra một vài nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó góp phần phục vụ cho quá trình xanh hóa chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam.