Việt Nam
Sau khi tìm hiểu được về tổng quan ngành thủy sản Việt Nam những năm gần đây, b ài khóa luận sẽ bước vào nội dung chính đó chính là xem xét thực trạng áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh của ngành này hiện nay. Thực tế cho thấy rằng hầu như bất kể ngành nghề nào hiện nay cũng đều ít nhiều gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường và thủy sản cũng không phải là một ngoại lệ khi mà các chất thải, yếu tố tác động xấu tới môi trường xuất hiện ở hầu hết tất cả các công đoạn trong chuỗi cung ứng của ngành hàng này. Nắm bắt được tình hình này, các đơn vị trong ngành cũng như các cơ quan liên quan và chính phủ đã có những hành động nhất định trong việc thực hiện quá trình xanh hóa. Tất nhiên để thực hiện việc này không phải là một điều đơn giản và quá trình này sẽ phải mất rất nhiều thời gian để có thể tạo ra được một chuỗi cung ứng xanh bền vững phục vụ cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản một cách hiệu quả nhất. Như vậy, việc áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh sẽ phải trải qua một quy trình cụ thể và quy trình này đã được đề cập đến trong chương 1 (Hình 1.4) b ao gồm các bước: Hoạch định; nguyên liệu đầu vào; sản xuất/chế biến; phân phối và tái chế.
Cụ thể, quy trình áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản hiện tại đang được thực hiện như sau:
2.2.1. Hoạch định
Những năm gần đây, chính phủ đã hết sức quan tâm đến việc phát triển ngành thủy sản Việt Nam. Nhằm đưa ngành thủy sản trở thành một trong những trụ cột chính trong ngành sản xuất nông nghiệp, chính phủ đã đưa ra những chính sách phát triển và mở rộng hội nhập trên thị trường quốc tế. Trong nghị quyết số 36- NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đề ra mục tiêu với nội dung: “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ b ản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động
thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.” Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản đã thay đổi cơ cấu để thích ứng với từng thời kỳ và tổ chức các cấp cũng đã phát huy vai trò lớn hơn trong phát triển bền vững, tận dụng hiệu quả và hội nhập trước những thách thức của thị trường.
Bên cạnh đó, quyết định số 339/QĐ-TTg được đưa ra ngày 11/03/2021 đề cập đến việc “xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội.” Bên cạnh đó, việc đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, phát triển công nghệ và đào tạo cán bộ trình độ cao trong ngành thủy sản được nêu ra trong quyết định này đều nhằm sản xuất ra những con giống sạch để cung cấp ra thị trường.