Tâm thức hướng về cội nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng lục đầu giang (nghiên cứu trên địa bàn huyện quế võ và gia bình, tỉnh bắc ninh) (Trang 100 - 102)

Chương 2 GIÁ TRỊ TRUYỀN THUYẾT VÙNG ĐẤT LỤC ĐẦU GIANG

3.3.1.Tâm thức hướng về cội nguồn

3.3. Truyềnthuyết vùng đất Lục Đầu Giang trong tâm thức dân gian

3.3.1.Tâm thức hướng về cội nguồn

Phần lớn những truyền thuyết và lễ hội dân gian trên đất nước ta đều có ý nghĩa hướng về nguồn cội. Những ngày diễn ra lễ hội là dịp để con cháu, họ hàng, bạn bè bốn phương quây quần, tề tựu đông đủ ở làng quê để dự lễ hội và tưởng nhớ các vị thánh, thần, thành hoàng làng…đã có công lớn với nhân dân bản địa từ những ngày khại hoang mở cõi, chống thú dữ, chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm…Với nhân dân vùng đất Lục Đầu thì lễ hội các vị thánh ở trên địa bàn huyện Quế Võ và lễ hội các vị tướng ở huyện Gia Bình như: Lễ hội Thánh Gióng, lễ hội đền Cao Lỗ, lễ hội các đền thờ tướng Hai Bà Trưng, lễ hội thánh Tam Giang, Lễ hội Thập Đình… là lúc nhân dân nợi đây tưởng nhớ công lao của các Thánh phụ, Thánh mẫu những người đã có công sinh thành, giáo dục ra những người con tài năng, đức độ thương dân yêu nước. Đó là hai anh em Thánh Nguyễn Tam Giang, bốn người con của vợ chồng Hán Công (Bạch Long Đại Vương, Tây Giang Đại vương, Thiên Quan Đại Vương, Quý Minh Đại Vương), tướng quân Cao Uy, Minh Vũ Đại Vương, Minh Hớn Đại Vương… là những người có công cùng Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân. Hồng Thánh Hiển Linh Đại Vương người rèn đúc ngựa sắt cho Thánh Gióng. Tướng quân Cao Lỗ tài năng xây Loa Thành, chế nỏ Linh Quang Kim Trảo thần cơ để bảo vệ đất nước. Những vị tướng của Hai Bà Trưng như: Côn Nương, Lã Nương, Rồng Nhị, Đào Nương và Doãn Công có công đánh giặc Đông Hán là Tô Định và Mã Viện, họ đều đã anh dũng hi sinh. Năm người cọn của thánh mẫu Phùng Thị Từ Nhan: Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và Trương Đạm Nương cùng Triệu Quang Phục đánh đuổi giặc Lương, một lòng trung quân ái quốc. Bên cạnh những anh hùng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm còn có người anh hùng văn hóa như thiền sư Nguyễn Minh Không vừa giỏi phật pháp vừa giỏi về y dược luôn mở rộng lòng từ bi cứu người, cứu đời. Trong tâm thức của nhân dân vùng Lục Đầu Giang tất cả những con người ấy là những vị thánh, thần, thành hoàng làng linh thiêng. Họ có một vai trò quan trọng trong đời sống của dân cư nơi đây.

Hướng về cội nguồn đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tình cảm của nhân dân ta từ xưa tới nay. Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển

ngày càng giàu mạnh như hiện nay, con người Việt Nam nói chung, nhân dân vùng đất Lục Đầu nói riêng lại càng có nhu cầu hướng về quê hương, nguồn cội, để tỏ lòng tri âm những người có công lao khai thiên lập địa, bảo vệ bờ cõi của giang sơn, mở mang phát triển địa bàn cư trú cho nhân dân an cư lạc nghiệp mãi mãi tới muôn đời.

Tất cả các lễ hội trên đất nước ta nhìn chung không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất, đời sống tinh thần và tư tưởng hướng về nguồn cội mà còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Đó là nhu cầu đời sống của con người muốn hướng về cái cao cả, thiêng liêng mà họ tôn thờ. Các lề hội ở vùng Lục Đầu Giang là những hoạt động văn hóa tín ngưỡng tâm linh điển hình trong việc đáp ứng những nhu cầu về mặt tâm linh của cộng đồng. Con người nơi đây tin tưởng vào các vị thánh, thần, thành hoàng làng được thờ ở những ngôi miếu, đình, đền ở các làng xã. Họ tìm kiếm sự cứu cánh cho cuộc sống trong hiện tại và tương lai của mình, nhất là những người chuyên sản xuất nông nghiệp. Mà ở nước ta nền sản xuất nông nghiệp định cư lạc hậu chủ yếu dựa vào thiên nhiên là chính. Sau khi nhân dân cấy lúa, gieo trồng các loại cây lương thực, họ thường cầu mong cho mưa thuận gió hòa không có thiên tai, đich họa để mùa màng bội thu. Họ còn cầu mong cho cuộc sống gia đình luôn hòa thuận hạnh phúc, sức khỏe phi thường, con cháu đông đúc ngoan hiền, công danh thành đạt. Từ đấy họ tìm đến các lực lương siêu nhiên như thánh, thần… Họ gửi gắm toàn bộ niềm tin tưởng sâu sắc vào sự giúp đỡ, che chở của các vị thần, thánh này. Từ đó họ yên tâm hơn và tiếp tục công việc lao động sản xuất, chăm lo gia đình, dựng xây nhà cửa. Vì vậy các vị thần, thánh, thành hoàng làng ở vùng đất Lục Đầu rất phong phú vừa có nhân thần, vừa có nhiên thần. Như vậy những lễ hội ở vùng đất Lục Đầu Giang có vai trò quan trọng nhằm cân bằng đời sống tâm linh của con người, giúp họ có thêm niềm tin và sức mạnh để hướng về tương lai tươi sáng.

Khi con người tìm đến các vị thánh, thần, họ như được thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Tất cả mọi người đều tin tưởng và cảm thấy mình cùng gia đình sẽ được thánh, thần che chở, bảo vệ để những điều xấu, vân đen biến mất còn lại những điều may mắn bình an. Từ đó tâm hồn con người được thoải mái hơn, vơi bớt đi những lo toan mệt nhọc. Mọi người tìm đến những lễ hội ở vùng Lục Đầu Giang để giải tỏa

những tâm sự cần được sự chia sẻ cảm thông và giúp đỡ của các vị thánh, thần và thành hoàng làng đang ngự ở những ngôi đình thiêng, miếu thiêng.

Từ đó chúng ta thấy dường như giữa các vị thánh, thần và thành hoàng làng có mối quan hệ gần gũi với đời sống của nhân dân lao động. Để những lúc họ gặp khó khăn, bất chắc, họ lại tìm đến nguyện cầu để được sẻ chia. Qua đó chúng ta có thể thấu hiểu và cảm thông với những suy nghĩ hết sức bình dị của người lao động. Từ đó ta mới thấy được tại sao việc ngóng chờ lễ hội đình, đền của nhân dân ở các làng quê trên vùng đất Quế võ, Gia Bình lại thiết tha đến như vậy. Có lẽ đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho những lễ hội ở đây mãi mãi tồn tại và phát triển cho phù hợp với nhu cầu tâm linh của thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng lục đầu giang (nghiên cứu trên địa bàn huyện quế võ và gia bình, tỉnh bắc ninh) (Trang 100 - 102)