0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Loại hình tự sự dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ VÀ GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH) (Trang 27 -29 )

7. Những đóng góp của luận văn

1.2. Văn học dân gian vùng Lục Đầu Giang

1.2.1. Loại hình tự sự dân gian

* Truyện kể dân gian

Truyện kể dân gian vùng đất Lục Đầu Giang ở hai huyện Quế Võ và Gia Bỉnh rất phong phú gồm nhiều thể loại khác nhau như: thần thoại, thuyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười và các giai thoại… Trong đó thể loại truyền thuyết chiếm số lượng lớn và phổ biến ở cả hai huyện Quế Võ và Gia Bình. Thể loại truyện cười chủ yếu tập trung ở huyện Quế Võ với làng nói phét Đồng Sài và Trúc Ổ với những

ba ngày không nguội, Ông tổ họ Đào…Vì vậy người xưa có câu “Thứ nhất Đồng

Sài, thứ hai Trúc Ổ, là tổ nói phét”. Những câu chuyện nói phét của hai làng này đã

được tập hợp trong cuốn sách Truyện làng cười xứ Bắc. Bên cạnh đó ở Quế Võ còn

có làng nói tức Can Vũ, dân gian vẫn truyền nhau câu ca về cách nói năng của làng này: “Ai về Can Vũ mà coi

Nói tức chết người mà vẫn thèm nghe

Truyện cổ tích ở đây chủ yếu là truyện cổ tích sinh hoạt, đó là những câu truyện có liên quan tới cuộc sống lao đống sản xuất và văn hóa của từng làng quê. Thể loại thần thoại chủ yếu kể về các vị thần được thờ ở các làng, trong đó có các vị thần tự nhiên như: sơn thần, thủy thần, thạch thần và các nhân thần có công sáng tạo văn hóa, các vị tổ nghề, các anh hung chống giặc ngoại xâm qua các thời kỳ lịch sử…

Thể loại truyền thuyết dận gian nói chung và truyền thuyết vùng đất Lục Đầu Giang nói riêng được lưu truyền rộng rãi trong dân gian dưới nhiều hình thức khác nhau như: truyền miệng qua lời kể của nhân dân từ đời này sang đời khác, hoặc ghi chép lại trong các cuốn sách vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học như “Việt

điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư…” Các

truyền thuyết còn được ghi chép trong các thư tịch đó là thần tích, thần phả về các vị thần gắn với nơi thờ cúng và sinh hoạt tín ngưỡng gắn với đời sống tâm linh của nhân dân nhiều thế hệ đã qua. Trải qua nhiều thế hệ và những thăng trầm của lịch sử những tác phẩm truyền thuyết này đã được dân gian hóa. Dựa trên thực tế lưu truyền của truyền thuyết dân gian trong không gian vùng đất Lục Đầu Giang và thời gian lịch sử có thể khẳng định rằng làng quê nào ở đây cũng có các truyền thuyết, có những tác phẩm được lưu truyền trong không gian rộng của nhiều làng xã như: Truyền thuyết về Cao Lỗ Vương, về Thánh Tam Giang, về các tướng của Hai Bà Trưng, về Nguyễn Công Cự và Ngũ Vị Lôi Công, Các nhân vật theo Thánh Gióng đi đánh giặc… Bên cạnh đó cũng có những tác phẩm lại được lưu truyền trong không gia hẹp của một làng quê như: truyền thuyết về Lang Bố Đại Vương, về Lang Công và Chiêu Công, về Đặng Chính Sỹ, Trần Duy Hiển Và Trạng Tỏi …Hiện nay do binh lửa chiến tranh và sự phá hủy của thời gian, do thiên tai lụt lội nên có rất nhiều truyền thuyết của vùng quê Lục Đầu bị mai một, bị thất truyền những người

cao tuổi chỉ còn một vài người nhớ một vài chi tiết nhỏ còn thế hệ trung tuổi thì bận kiếm sống, thế hệ trẻ mải học hành thi cử không có thời gian để quan tâm, tìm hiểu. Trong số các các nhóm truyền thuyết vùng Lục Đầu Giang, có một số nhóm tiêu biểu. Chúng tôi sẽ tìm hiểu các nhóm truyền thuyết này ở mục sau, làm cơ sở để triển khai nghiên cứu đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ VÀ GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH) (Trang 27 -29 )

×