Thơ ca dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng lục đầu giang (nghiên cứu trên địa bàn huyện quế võ và gia bình, tỉnh bắc ninh) (Trang 29 - 31)

7. Những đóng góp của luận văn

1.2. Văn học dân gian vùng Lục Đầu Giang

1.2.2. Thơ ca dân gian

Thơ ca dân gian vùng Lục Đầu Giang ở hai huyện Quế Võ và Gia Bình cũng khá phong phú với đủ các thể loại: thành ngữ, tục ngữ, ca dao, hò, vè, câu đố… Trong đó đáng lưu tâm nhất là thể loại ca dao chiếm số lượng lớn. Đó là những bài ca ngắn viết bằng thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát là phổ biến nhằm ca ngợi lịch sử hoặc phản ánh mọi mặt trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, có những bài ca ngợi ca vẻ đẹp của quê hương:

Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về Quế Ổ với anh thì vè Quế Ổ có ruộng cây đề

Có sông tắm mát có nghề giã gon

Thôn Quế Ổ trong bài ca dao thuộc địa phận xã Chi Lăng của huyện Quế Võ, nơi đây đồng ruộng bao la, đất đai màu mỡ, cây trồng tốt tươi. Làng quê này nằm bên bờ con sông Đuống, nghề truyền thống của dân làng là giã gon để đan bị, đan chiếu và rất nhiều vật dụng khác. Không chỉ tự hào về vẻ đẹp của ruộng đồng và nghề truyền thống, người dân Lục Đầu còn tự hào về truyền thống hiếu học và thành đạt của nhân dân quê hương mình.

Trời mưa cho ướt lá bầu

Lấy chồng Ngõ Gạch chẳng giàu cũng vui

Hay

Trăm năm cũng chẳng có suy Gia Bình ngũ hổ chầu về Thiên Thai

Địa danh Ngõ Gạch trong lời ca là xã Cách Bi của huyện Quế Võ, trai tráng ở đây rất chăn chỉ học hành và có nhiều người đỗ đạt cao. Nhắc đến mảnh đất Gia Bình là người dân nhắc đến năm vị quan trạng: Lê Văn Thịnh, Lý Đạo Tái, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Lượng Thái, Nguyễn Vũ Giới. Họ được coi là ngũ hổ của mảnh

đất Gia Bình. Nơi đây còn có núi Thiên Thai, chân núi sát với dòng sông Đuống, trên đỉnh núi có chùa Phúc Long tạo cho cảnh qua nơi đây mang vẻ đẹp sơn thủy hữu tình và linh thiêng huyền ảo.

Những bài ca về nghề nghiệp thủ công ở các làng nghề truyền thống. Mỗi làng quê của mảnh đất này đều có những thế mạnh khác nhau, đó là đặc sản của từng làng quê. Họ làm ra những vật dụng như: dao, bát, gậy, rổ và những sản vật như: gạo, cá… để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những người con xa quê luôn nhớ về những thế mạnh đó của quê nhà.

“Dao Thống Vát Bát Cầu Cậy Gậy Xuân Lai Trai Quế Ổ Rổ Đức Tái Gái Mộ Đạo Gạo Nghiêm xá Cá Thất Gian”

Những bài ca về những nét đẹp trong phong tục tập quán của nhân dân ở mỗi làng quê.

Thứ nhất là hội Gióng Dâu Thứ nhì hội Bưởi không đâu vui bằng

Những bài ca về sản vật ở các làng quê

Cây có cội, sông có nguồn Khoai lang làng Thống đã ngon lại bùi

Bò to làng nội ai ơi

Làng Cò thửa trống một thời nổi danh

Qua những bài ca dao này nhân dân lao đồng quê hương tôi vừa thể hiện niềm tự hào về những nét đẹp của sự tài hoa khéo léo trong lao động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp để tạo ra những sản phẩm lương thực, thức phẩm và các vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hang ngày. Đó là vẻ đẹp của những con người

chăm chỉ, yêu quê hương, yêu đất nước luôn có ý thức giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong phong tục tập quán của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng lục đầu giang (nghiên cứu trên địa bàn huyện quế võ và gia bình, tỉnh bắc ninh) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)